-
Chủ Nhật Đỏ lần thứ 17: Hơn 400.000 đơn vị máu và tinh thần nhân ái cộng đồng -
Tiêm vắc-xin và xử lý vết thương đúng cách giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 29/12: Nhiều trẻ nhập viện cấp cứu vì uống Oresol không đúng cách -
3 quy định mới về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 -
Vắc-xin Rota ngăn ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ em -
Đủ chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm về thuốc lá thế hệ mới
Cho phép thay đổi mục đích sử dụng
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 129/NQ-CP về việc điều chuyển thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch Covid-19 sang nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023.
Ảnh minh hoạ. |
Nghị quyết nêu rõ, trong thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, một số địa phương, cơ sở y tế đã mua sắm thuốc, vật tư, sinh phẩm cao hơn nhu cầu thực tế bằng nguồn ngân sách nhà nước để cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19.
Đến nay, tình hình dịch Covid-19 đã được khống chế nên việc sử dụng số thuốc, vật tư, sinh phẩm trên cho nhiệm vụ phòng, chống Covid-19 không còn cấp thiết.
Do vậy, Chính phủ quyết nghị cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch Covid-19 nhưng chưa sử dụng hết để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế tối đa lãng phí.
Nghị quyết nêu rõ, đối với thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch Covid-19 thuộc danh mục Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán thì các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được thanh toán và thu từ phần đồng chi trả của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế bằng với giá mua vào theo quy định của pháp luật đấu thầu nhưng không được cao hơn giá do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kể từ thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực.
Đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được thu của người bệnh bằng với giá mua vào theo quy định của pháp luật đấu thầu nhưng không được cao hơn giá do cơ quan BHXH thanh toán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kể từ thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực.
Đối với thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch Covid-19 không thuộc danh mục bảo hiểm y tế thanh toán, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được thu của người bệnh bằng với giá mua vào theo quy định của pháp luật đấu thầu.
Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện thanh, quyết toán theo quy định và nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được.
Chăm sóc sức khoẻ dài hạn cho người cao tuổi còn hạn chế
Việt Nam hiện là một trong những nước có tốc độ già hoá dân số nhanh trên thế giới. Nếu như năm 2021, Việt Nam có 10 tỉnh, thành có chỉ số già hoá dân số cao nhất gồm Thái Bình, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Nam, Nam Định, Tiền Giang, Hải Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang, Hải Phòng, trong đó Thái Bình có chỉ số già hoá cao nhất là 95,77.
Và ở thời điểm này chỉ số già hoá của toàn bộ dân số Việt Nam là 53,13; chưa có tỉnh nào có chỉ số già hoá hơn 100 thì với tốc độ già hoá tăng nhanh như hiện nay, dự báo đến năm 2029, tăng lên 14 tỉnh, thành có chỉ số già hoá trên 100, tức là có dân số cao tuổi nhiều hơn dân số trẻ em.
Và đến năm 2039, sẽ tăng lên 41 tỉnh, thành. Trong khi việc chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi vẫn còn hạn chế, chưa có mô hình hiệu quả.
GS.TS Giang Thanh Long, Viện nghiên cứu Y xã hội học cho hay, các hoạt động chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam phần lớn được thực hiện tại nhà và do người trong gia đình thực hiện. Do đó việc cung cấp gói dịch vụ chăm sóc dài hạn tại nhà cho người cao tuổi là cần thiết.
"Cần phải phát triển và tiến hành đào tạo về kiến thức và kỹ năng chăm sóc dài hạn với ưu tiên hàng đầu là dành cho người trong gia đình của người cao tuổi. Cùng đó, sự ưu tiên trong các dịch vụ chăm sóc dài hạn cần dành cho những người trong nhóm đại lão, nhất là phụ nữ", GS.TS Giang Thanh Long khuyến nghị.
Về tài chính cho chăm sóc dài hạn, GS. Soonman KWON, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển ngành y tế Hàn Quốc đưa ra các mô hình hiệu quả dựa vào thuế như trên 90% chi tiêu công cho chăm sóc dài hạn được tra bằng tiền tiêu thụ từ thuế ở các nước như Thuỵ Điển, New Zealand, Úc, Đan Mạch.
Hay tài chính cho chăm sóc dài hạn thông qua chính sách bảo hiểm ở Đức, Nhật Bản hoặc cơ chế tài chính hỗn hợp cho chăm sóc dài hạn được triển khai ở Hà Lan, Đức, Nhật Bản.
GS.Soonman KWON cũng cho biết thêm, tại Hà Lan và Đức tất cả mọi người tàn tật ở mọi lứa tuổi đều được hưởng lợi từ bảo hiểm chăm sóc dài hạn.
Tại Nhật Bản chăm sóc dài hạn áp dụng cho người cao tuổi trên 65 tuổi và chăm sóc dài hạn cho người có sức khoẻ yếu liên quan đến già hoá ở độ tuổi từ 40- 64;
Tại Hàn Quốc, chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi trên 65 tuổi và chăm sóc dài hạn cho người có sức khoẻ yếu liên quan đến già hoá tuổi trẻ hơn 65.
-
Tiêm vắc-xin và xử lý vết thương đúng cách giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 29/12: Nhiều trẻ nhập viện cấp cứu vì uống Oresol không đúng cách -
3 quy định mới về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 -
Vắc-xin Rota ngăn ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ em -
Thuốc điều trị HIV được vinh danh "Đột phá của năm" 2024 -
Hà Nội tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm Tết và mùa lễ hội năm 2025 -
Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh cao
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai