-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Tăng cường tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em mầm non, học sinh
Theo kế hoạch, tối thiểu 80% trẻ từ 12- dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng chỉ định được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 3; tối thiểu 80% trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng chỉ định được tiêm đủ 2 liều vắc-xin phòng Covid-19.
Với nhóm trẻ mầm non, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ định kỳ ít nhất một lần/tuần thông tin cập nhật về tiến độ tiêm chủng, thông tin về các tỉnh, thành phố tiêm chậm để chỉ đạo liên ngành.
Theo liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, vắc-xin phòng Covid-19 là giải pháp cần thiết, quan trọng để phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Ảnh minh hoạ |
Việt Nam bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 từ tháng 3/2021 cho các nhóm đối tượng ưu tiên từ 18 tuổi trở lên và đã mở rộng dần nhóm đối tượng tiêm chủng, trong đó từ tháng 10/2021 bắt đầu tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 12 - dưới 18 tuổi, từ tháng 4/2022 tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, từ tháng 6/2022 tiêm mũi 3 cho trẻ em từ 12 - dưới 18 tuổi.
Đến hết ngày 2/11/2022, tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2, mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi lần lượt đạt 100%, 100% và 63,8%; tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 88,9% và 62,1%.
Tỷ lệ tiêm chủng các mũi vắc-xin ở trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi của Việt Nam thuộc nhóm cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc tiêm chủng mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 12 - dưới 18 tuổi; mũi 1 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi; mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong thời gian tới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đưa công tác phối hợp tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 vào nhiệm vụ năm học 2022- 2023; chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác phối hợp, tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em, học sinh.
Nguyên nhân ban đầu vụ ngộ độc tại trường iSchool Nha Trang
Tối 21/11, Sở Y tế Khánh Hòa đã có công văn khẩn số 4723/SYT- NVYD thông báo Kết luận công tác kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh công tác thu dung, chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm tại Trường iSchool Nha Trang.
Nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (cấy phân) cho thấy, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella, nhạy cảm với phần lớn kháng sinh. Ghi nhận một trường hợp kháng với các kháng sinh là Gentamicin, Amikacin, Tobramicin.
Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa tập huấn cho các đơn vị y tế trên địa bàn. Sở cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục tiếp nhận các trường hợp mới (nếu có), theo dõi, chăm sóc, điều trị các bệnh nhân theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, hiện tại đang hướng nhiều đến tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella, nhạy cảm và kháng với kháng sinh đã đề cập ở trên.
Từ tối 17/11 đến sáng 21/11, các bệnh viện của tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận 648 học sinh trường iSchool Nha Trang nghi ngộ độc thực phẩm. Các bệnh viện hiện đang điều trị 211 ca và ghi nhận một ca tử vong.
Phần lớn bệnh nhân đã được điều trị ổn định và cho xuất viện nên hiện tại không ghi nhận tình trạng bệnh nhân quá tải tại các cơ sở y tế. Nhiều bệnh nhân được các bác sỹ cho xuất viện, tuy nhiên với tình trạng tâm lý lo lắng nên xin ở lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi và sẽ xuất viện trong thời gian tới.
Các bệnh nhân ra viện được kết nối và theo dõi sát sau khi xuất viện để có hướng dẫn kịp thời khi cần thiết. Tính đến 15 giờ cùng ngày, tình trạng của tất cả bệnh nhân đã ổn định. Các bệnh nhân đã được điều trị tại các cơ sở y tế đều được các nhân viên y tế theo dõi, chăm sóc điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế và xử lý tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc do ngộ độc thực phẩm.
Sở Y tế Khánh Hoà cũng đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác tiếp nhận, chấn chỉnh công tác tác thu dung, chăm sóc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang. Đoàn đã kiểm tra thực tế tại các bệnh viện: Đa khoa tỉnh, 21-12, Quân y 87, Vinmec Nha Trang, Đa khoa Sài Gòn Nha Trang, Tâm Trí Nha Trang.
Hơn 76.000 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm trong ngày 21/11
Theo số liệu tiêm vắc-xin phòng Covid-19 vừa được Bộ Y tế cập nhật, trong ngày 21/11, có 76.575 liều vắc-xin được tiêm tại 27 địa phương, trong đó 54.832 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 21.743 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.
Cả nước đã triển khai tiêm được 263.369.859 liều vắc-xin.
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 51.448.228 mũi tiêm (79,4%) tăng 0,1%, trong ngày có 22 địa phương triển khai với 10.488 người được tiêm.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,2%); Bình Định (59,3%); Phú Yên (61,4%); Đồng Nai (53,7%); Đồng Tháp (60%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,9%); Sóc Trăng (100%).
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 16.781.703 mũi tiêm (85,4%) tăng 0,2%, trong ngày có 23 địa phương triển khai với 54.832 người được tiêm.
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 5.806.367 trẻ (65,8%) tăng 0,3%.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (38,9%); Phú Yên (39,9%); Bình Thuận (42,7%); TP.HCM (36,1%); Đồng Nai (42,3%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,7%); Lâm Đồng (93,5%); Sóc Trăng (99,7%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 17.228.745. Mũi 1: 10.007.916 trẻ (90,2%) tăng 0,1%.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (76,1%); Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP.HCM (63,8%); Đồng Nai (80,5%).
Mũi 2: 7.220.829 trẻ (65,1%) tăng 0,2%.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (46,7%); Đà Nẵng (32%); Quảng Nam (34,6%); TP.HCM (36,8%); Đồng Nai (45,3%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,4%); Sóc Trăng (99,8%); Cà Mau (96,9%).
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025