-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
TP. HCM: Hiệu quả bước đầu của Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021-2025
Trong thời gian qua nhờ thực hiện đề án y tế thông minh, bệnh viện đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ trong quá trình điều trị ngoại trú và nội trú như tăng cường công tác số hóa, chuyển đổi thanh toán điện tử; ứng dụng công nghệ trong đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính; triển khai áp dụng các phần mềm quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và các phần mềm chuyên sâu như: phần mềm quản lý giường bệnh, quản lý kê đơn, phần mềm quản lý người nuôi bệnh...
Đặc biệt, từ năm 2019, Bệnh viện Nhân dân 115 ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị đột quỵ bằng phần mềm RAPID - đại học Standford, Hoa Kỳ.
Đây là phần mềm điều trị hiệu quả, chính xác. Bởi trước đây, khi chưa ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, bệnh nhân đột quỵ tắc mạch não nhập viện trong 6 giờ đầu can thiệp điều trị khả quan, sau 6-24 giờ, bác sĩ không thể làm gì để cứu bệnh nhân khỏi nguy cơ tàn phế, tử vong.
Ảnh minh hoạ |
Trong vòng 3 năm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đã có 2.215 ca được chẩn đoán và chỉ định can thiệp bằng phần mềm RAPID. 50% tổng số những bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện sau giờ vàng (trong khoảng thời gian từ 6-24h) được can thiệp nội mạch. Có 48% người bệnh được can thiệp thành công có thể quay trở lại vận động bình thường.
Tuy nhiên, giống như nhiều bệnh viện khác, quá trình tiến tới y tế thông minh của Bệnh viện Nhân dân 115 còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nổi bật là nguồn nhân lực công nghệ thông từ tin y tế còn thiếu, rất khó tuyển dụng và giữ chân lao động do lương thấp.
Ngoài ra, hạ tầng, thiết bị thiếu đồng bộ, khó tích hợp và tương thích theo xu hướng phát triển phần mềm. Chi phí về công nghệ thông tin chưa được cơ cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh, khiến bệnh viện gặp khó khi phát triển mảng này...
Đề án Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030, do UBND TP.HCM ban hành, mục tiêu triển khai chuyển đổi số hướng đến xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế, giúp dự báo và xây dựng chiến lược, nâng cao chất lượng quản lý và chăm sóc sức khỏe người dân. UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành cần quan tâm, hỗ trợ để tìm ra giải pháp giải quyết các đề xuất của bệnh viện để công tác triển khai Đề án y tế thông minh của Bệnh viện Nhân dân 115 cũng như các bệnh viện trên địa bàn đạt được nhiều thành công hơn nữa.
Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết vẫn diến biến phức tạp
Theo Sở Y tế, tính đến ngày 23/10, Hà Nội cũng đã ghi nhận tổng cộng 8.481 ca mắc sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc và ca tử vong đều tăng mạnh (2.627 ca mắc, 0 ca tử vong).
Hiện nay, Hà Nội có 156 ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động. Số ca mắc sốt xuất huyết mỗi tuần hiện đã vượt mốc 1.000 ca.
Bệnh nhân phân bổ tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 530/579 xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tập trung tại một số quận, huyện vùng ven như: Đan Phượng (hơn 900 ca), Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì.
Toàn thành phố ghi nhận 720 ổ dịch, hiện tại còn 156 ổ dịch đang hoạt động.
Riêng tại quận Hoàng Mai, số người mắc sốt xuất huyết trên địa bàn quận tính từ đầu năm đến ngày 26/10 đã có 426 người mắc, 83 ổ dịch, 9 ổ dịch đang hoạt động tại 14 phường.
Do địa bản đa số các phường thuộc quận Hoàng Mai đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, nhiều phế liệu, phế thải là nơi chứa nước tạo điều kiện để bọ gậy phát triển. Ngoài ra, trên địa bàn còn nhiều nhà trọ, dân cư di biến động phức tạp, đa số người trọ là học sinh, sinh viên nên ý thức vệ sinh môi trường chưa được tốt, tạo điều kiện để muỗi phát triển.
Để phòng ngừa dịch sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các trung tâm và phòng Y tế tăng cường công tác giám sát công tác phòng chống dịch tại các phường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về công tác phòng chống sốt xuât huyết.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát dịch, ca bệnh, giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ. Đồng thời tăng cường tập huấn cho người dân tại các nơi có ổ dịch đang hoạt động và cho các tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ của các phường.
Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường và phun hóa chất diệt muỗi, thu gom phế liệu, phế thải, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng, chủ động triển khai có hiệu quả vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, diệt muỗi tại các hộ gia đình để giảm mật độ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.
Đảm bảo 100% hộ gia đình, các cơ quan, công trình công cộng, công trường xây dựng trong khu vực tổ chức chiến dịch được diệt loăng quăng, bọ gậy và trên 90% hộ gia đình, địa điểm nguy cơ cao trong khu vực tổ chức chiến dịch được phun hóa chất diệt muỗi.
Tăng cường truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết dưới nhiều hình thức trực triếp và gián tiếp, bằng tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu,… và tuyên truyền trực tiếp qua cán bộ y tế, đội ngũ cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết ở các tổ dân phố.
Cả nước đã tiêm được hơn 261 triệu mũi vắc-xin
Tính đến nay, nước ta đã triển khai tiêm được 261.694.006 mũi vắc-xin. Cụ thể, số liệu tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mới nhất vừa được Bộ Y tế cập nhật như sau:
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 51.157.669 mũi tiêm (78,8%), trong ngày có 22 địa phương triển khai với 11.309 người được tiêm.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (61,9%); Bình Định (58,4%); Phú Yên (60,8%); Đồng Nai (53,6%); Đồng Tháp (59,2%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,7%); Sóc Trăng (98%).
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 16.155.465 mũi tiêm (81,7%) tăng 0,2%, trong ngày có 22 địa phương triển khai với 34.761 người được tiêm.
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 5.368.076 trẻ (62,8%) tăng 0,1%.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (38,6%); Quảng Ngãi (38,4%); Phú Yên (25,9%); Bình Thuận (40,6%); TP. HCM (35,5%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (97,8%); Lâm Đồng (92,5%); Sóc Trăng (99,3%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 16.771.988.
Mũi 1: 9.875.329 trẻ (89,1%)
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP. HCM (62,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (71%); Đồng Nai (78%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Ninh Bình (99,8%); Bắc Giang (99,9%); Quảng Ninh (99,3%)
Mũi 2: 6.896.659 trẻ (62,2%)
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (31,9%); Quảng Nam (33,4%); TP. HCM (34,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (41,1%), Đồng Nai (43,1%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,5%); Sóc Trăng (99,8%); Cà Mau (94,1%).
Bắc Kạn: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm
Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn vừa có công văn hỏa tốc gửi các cơ sở y tế trong toàn tỉnh yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm mùa Thu-Đông.
Để chủ động đảm bảo các điều kiện cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bệnh, Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn tỉnh đảm bảo kế hoạch trực 24/24 giờ, bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết bất thường gây ra như dịch cúm, viêm đường hô hấp, các bệnh tim mạch, tai biến mạch não, tiêu hóa….
Thành lập đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
Tại khoa khám bệnh, bảo đảm bố trí đủ chỗ ngồi cho người bệnh trong thời gian chờ khám; có nước uống miễn phí, tăng cường nhân lực, bố trí đầy đủ bàn khám; sắp xếp, cải tiến quy trình khám bệnh hợp lý, tổ chức tiếp đón, nhanh chóng sàng lọc người bệnh cấp cứu để giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh. Tăng cường tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh.
Tại khoa điều trị, tùy theo điều kiện cụ thể đảm bảo người bệnh được nằm điều trị trong điều kiện thoáng khí; cung cấp đủ nước sạch cho người bệnh. Hạn chế tối đa nằm ghép, tăng cường công tác phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong bệnh viện.
Tích cực tuyên truyền cho nhân dân, các cơ quan, trường học, nơi tập trung đông dân cư hiểu và phòng tránh các dịch bệnh đối với sức khỏe con người như: Cúm; bệnh viêm đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ…
Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc dịch bệnh tại cộng đồng, đặc biệt tại các cơ quan, trường học, các chùm ca bệnh để xử lý triệt để ổ dịch không để lan rộng ra cộng đồng. Các đội chống dịch cơ động sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Các Trạm Y tế tăng cường công tác tuyên truyền, khám chữa bệnh, sơ cấp cứu kịp thời; kiểm tra, giám sát dịch bệnh và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện (thuốc, hóa chất…) chủ động phòng chống dịch, sẵn sàng dập dịch khi có dịch xảy ra.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam