
-
Đầu hè, bệnh nhân da liễu tăng mạnh
-
Tin mới y tế ngày 12/5: Tôn vinh điều dưỡng - Trụ cột âm thầm giữ gìn sức khỏe cộng đồng
-
Nguy hiểm khôn lường khi người dân tự ý tiêm khớp
-
Tin mới y tế ngày 11/5: Khuyến cáo khám sức khoẻ định kỳ và chẩn đoán hình ảnh phương pháp hiện đại
-
Tôn vinh Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu trong kỷ nguyên số -
Y tế tư nhân đang bước vào giai đoạn phát triển mới
Tình trạng vô sinh đang gia tăng nhanh
Đây không chỉ là nỗi đau về thể chất mà còn là hành trình đầy gian nan, thử thách tinh thần đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển của công nghệ hỗ trợ sinh sản, hy vọng có con không còn là ước mơ xa vời, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng trẻ.
![]() |
Theo thống kê, hơn 50% các ca vô sinh hiện nay thuộc nhóm người dưới 30 tuổi. |
Vô sinh, hiếm muộn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt Nam, với khoảng 7-10% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị ảnh hưởng. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ vô sinh gia tăng là sự suy giảm dự trữ buồng trứng, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ. Tình trạng này khiến khả năng có thai tự nhiên trở nên khó khăn hơn, tạo ra nhiều áp lực cho các cặp vợ chồng.
Theo thống kê, hơn 50% các ca vô sinh hiện nay thuộc nhóm người dưới 30 tuổi, điều này cho thấy xu hướng ngày càng gia tăng của vô sinh hiếm muộn ở những người trẻ tuổi, một dấu hiệu đáng báo động trong xã hội hiện đại.
Chị Nguyễn Thị H., 32 tuổi, đến từ Hải Dương, là một trong những người phụ nữ trẻ phải đối mặt với vấn đề vô sinh. Sau khi kết hôn vào năm 2012, chị và chồng đã cố gắng trong suốt hơn một năm mà không có con.
Quyết định đi thăm khám, nhưng kết quả khiến chị sụp đổ: chỉ số dự trữ buồng trứng chỉ còn 0.01, gần như không còn cơ hội mang thai tự nhiên. Không chỉ vậy, chị còn phát hiện bị tắc vòi trứng, một tình trạng khiến việc có thai càng trở nên khó khăn.
Mặc dù bác sỹ khuyên chị thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hay IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), chị và chồng đã kiên trì thực hiện 5 lần IUI, nhưng tất cả đều thất bại. Dù vậy, niềm tin và hy vọng của họ vẫn không bao giờ tắt.
Năm 2018, chị H. đã quyết định tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, một trong những cơ sở tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện đại. Bác sỹ Phạm Văn H., Phó Giám đốc chuyên môn của bệnh viện, đã tận tâm xây dựng một phác đồ điều trị chi tiết và động viên chị không từ bỏ. Mặc dù tình trạng buồng trứng của chị không mấy khả quan, nhưng sự kiên trì và phương pháp điều trị đúng đắn đã mang lại kết quả đáng mừng.
Cuối cùng, điều kỳ diệu đã xảy ra. Chị H. đã có thai thành công với một phôi đơn, và bé Ánh Dương, con gái đầu lòng, đã chào đời vào tháng 3/2019. Niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình chị là minh chứng rõ ràng cho sự kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Không dừng lại ở đó, năm 2023, khi con gái Ánh Dương đã cứng cáp, chị H. và chồng tiếp tục tìm kiếm cơ hội có con thứ hai. Sau một quá trình chăm sóc và điều trị tỉ mỉ, chị đã đón nhận tin vui vào ngày 30/4/2024, khi bé Thắng Đại ra đời, hoàn tất hành trình làm cha mẹ của vợ chồng chị.
Câu chuyện của chị H. không phải là duy nhất. Nhiều gia đình tại Việt Nam đã tìm lại hy vọng nhờ vào sự phát triển của công nghệ hỗ trợ sinh sản. Những phương pháp như IVF, IUI, phẫu thuật vòi trứng, và trữ đông trứng/phôi đã mang lại cơ hội cho hàng nghìn cặp vợ chồng, đặc biệt là những trường hợp khó khăn như của chị H.
Với sự hỗ trợ của các kỹ thuật điều trị hiện đại và sự kiên trì của các gia đình, hy vọng trong hành trình tìm con vẫn luôn tồn tại. Mặc dù vô sinh hiếm muộn là một thử thách lớn, nhưng chính sự kiên định và niềm tin vào tương lai hạnh phúc đã giúp rất nhiều cặp vợ chồng vượt qua mọi khó khăn để chạm tay vào ước mơ làm cha mẹ.
Báo động rối loạn tiền đình ở tuổi 15
M.L.P., 15 tuổi, vừa được chẩn đoán mắc rối loạn tiền đình trở thành bệnh nhân trẻ tuổi nhất được ghi nhận tại một cơ sở y tế trong ba năm qua.
Trường hợp này gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng trẻ vị thành niên ngày càng đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do áp lực học tập và thói quen sinh hoạt không điều độ.
Ngay từ nhỏ, P. đã được định hướng đi du học. Em nói tiếng Anh lưu loát, đạt IELTS 8.5 và từng lên kế hoạch du học từ năm ngoái. Tuy nhiên, vì một số lý do, P. phải tạm gác lại giấc mơ du học và tiếp tục học tập tại Việt Nam. Cú “trượt mục tiêu” khiến em rơi vào trạng thái thất vọng, và thay vì nghỉ ngơi, P. dồn toàn lực vào học tập để không bỏ lỡ cơ hội lần nữa.
Lịch trình hàng ngày của P. kín mít khi ban ngày học chính khóa ở trường và tại hai trung tâm tiếng Anh, buổi tối tham gia các lớp học trực tuyến.
Ngoài ra, em còn là một Tiktoker chuyên chia sẻ nội dung học tiếng Anh, phát triển bản thân với hàng ngàn người theo dõi. Mỗi ngày, P. tự quay, dựng video, lên ý tưởng và đăng tải đều đặn, với thời lượng sử dụng thiết bị điện tử lên đến gần 20 giờ mỗi ngày. Có những ngày, em chỉ ngủ 2-3 tiếng, thậm chí thức trắng trong các kỳ thi.
Dù không bị gia đình tạo áp lực, P. thừa nhận chính mình đã đặt ra kỳ vọng phải giỏi, phải nổi bật. “Ai quanh em cũng giỏi giang, thành công, cả ở trường và trên mạng xã hội. Em không muốn bị bỏ lại phía sau,” em chia sẻ.
Khoảng ba tháng trước, P. nhập viện cấp cứu vì sốt, đau đầu, chóng mặt và suy nhược cơ thể. Gần đây, các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng khi đi lại, buồn nôn và nôn mửa tái phát kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm. Gia đình đưa em đến viện để kiểm tra.
Tại đây, sau khi khám lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh, bác sỹ nghi ngờ P. mắc rối loạn tiền đình và chỉ định đo chức năng tiền đình bằng hệ thống Interacoustic công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo, giúp phát hiện sai lệch nhỏ trong chức năng từng bên tai, từ đó hỗ trợ chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
ThS.BS.CKI Trương Tấn Phát, Trưởng Đơn vị Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quận 7 tiến hành kiểm tra rung giật nhãn cầu cho P. bằng công nghệ ảnh động nhãn đồ (VNG), ghi nhận phản xạ mắt chậm, không đều, xuất hiện rung giật nhẹ khi theo dõi vật thể và có bất thường khi thay đổi tư thế bên phải.
Tiếp theo, em được đeo kính vHIT (Video Head Impulse Test) để đo phản xạ tiền đình nhãn cầu. Kết quả cho thấy chức năng tiền đình bên phải của P. yếu, mắt không theo kịp chuyển động đầu.
Dựa vào các kết quả trên, bác sỹ Phát chẩn đoán P. bị rối loạn tiền đình thể BPPV chóng mặt tư thế kịch phát lành tính do tổn thương ống bán khuyên sau bên phải. Đây là nguyên nhân gây chóng mặt và mất thăng bằng đột ngột khi thay đổi tư thế đầu.
Theo bác sỹ Phát, rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở người trung niên hoặc lớn tuổi do sự suy giảm tự nhiên của hệ thống cảm giác và tiền đình.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên, mắc phải do căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ, thói quen sinh hoạt không điều độ, rối loạn lo âu hoặc đau nửa đầu do nội tiết. “Hệ thống tiền đình ở thanh thiếu niên chưa hoàn thiện, dễ rối loạn khi bị kích thích quá mức bởi ánh sáng màn hình, stress hoặc thiếu ngủ,” bác sỹ Phát phân tích.
Một khảo sát tại Đức cho thấy tỷ lệ mắc BPPV ở độ tuổi 13-17 dao động từ 10% đến gần 20%, cho thấy đây không còn là bệnh “của người già” như nhiều người vẫn nghĩ.
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương vùng tiền đình ở tai trong, dây thần kinh số 8, hoặc hệ thần kinh trung ương. Hệ quả là sự gián đoạn trong quá trình xử lý tín hiệu thăng bằng, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn.
P. được bác sỹ hướng dẫn tập phục hồi chức năng tiền đình 2 buổi mỗi tuần, đồng thời kết hợp kiểm soát stress, điều chỉnh chế độ sinh hoạt ngủ đủ 8 tiếng, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, không học tập quá sức.
“Stress làm cơ thể sản sinh hormone cortisol với hàm lượng cao, cản trở quá trình truyền tín hiệu từ hệ tiền đình đến não, khiến bệnh tiến triển nặng hơn,” bác sỹ Phát cảnh báo.
Sau một tháng điều trị tích cực, các triệu chứng của P. đã cải thiện rõ rệt, không còn chóng mặt, choáng váng hay mất thăng bằng. Tuy nhiên, em vẫn cần tái khám định kỳ và tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh để tránh tái phát.
Bác sỹ Phát khuyến cáo, phụ huynh cần chú ý khi trẻ có các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng hay mất thăng bằng đây có thể là triệu chứng cảnh báo rối loạn tiền đình. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, học tập và tâm lý.
“Đồng hành cùng con, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần, hướng dẫn con nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng học tập chính là cách thiết thực nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện trong thời đại áp lực hiện nay,” bác sỹ Phát nhấn mạnh.
Điếc đột ngột sau cúm: Biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Theo lời kể của người nhà, khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, bé trai có biểu hiện nhiễm cúm, ho, sốt và sổ mũi. Gia đình cho uống thuốc, tình trạng bệnh của trẻ được cải thiện, hết ho, hạ sốt, chỉ còn sổ mũi, nước mũi trong. Tuy nhiên, đến ngày thứ 7 thì trẻ chia sẻ một bên tai trái nghe kém hơn, gia đình mới đưa em đến khám tại viện.
ThS.BS Trần Thị Hoa - người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi cho hay, màng nhĩ bên trái có sẹo nhĩ, kém sáng, tai giữa không có dịch – dấu hiệu tổn thương sâu, trong khi tai phải hoàn toàn bình thường.
Mũi có dịch mủ đọng , họng đỏ, amidan và niêm mạc họng viêm, thành sau họng đọng dịch. Bệnh nhi được chẩn đoán điếc đột ngột sâu tai trái sau nhiễm cúm, lập tức được can thiệp đặt ống thông khí màng nhĩ và đưa thuốc vào tai giữa. Kiểm tra thính lực sau đó nhưng không thấy cải thiện.
Hiện tại, bé trai vẫn đang được theo dõi sát sao, điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, tiên lượng phục hồi thính lực tai trái rất hạn chế do tổn thương đã quá sâu. Trẻ sẽ có thể đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai để hỗ trợ khả năng nghe.
Điếc đột ngột sau cúm là biến chứng hiếm nhưng nguy hiểm, có thể xảy ra khi virus tấn công dây thần kinh thính giác hoặc các tế bào cảm âm trong ốc tai.
Bệnh thường không có dấu hiệu báo trước, diễn tiến rất nhanh trong vòng vài giờ hoặc tối đa 3 ngày. Người bệnh thường cảm thấy tai ù, nghe kém rõ rệt, hoặc thậm chí không còn nghe được gì ở một bên tai và có thể gây mất thính lực vĩnh viễn nếu không xử lý kịp thời.
“Điếc đột ngột là tình huống cấp cứu, khoảng thời gian điều trị hiệu quả nhất là trong vòng 24-48 giờ đầu. Sau đó, khả năng phục hồi giảm rõ rệt, thậm chí mất hoàn toàn”, bác sỹ Hoa cho biết.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người 30-60 tuổi. Ở trẻ em dễ bị nhầm với viêm tai, viêm mũi thông thường, khiến việc phát hiện và xử trí chậm trễ. Việc mất khả năng nghe một bên tai ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ, đặc biệt trong môi trường học tập.
Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng âm thanh, phân biệt tiếng nói giữa môi trường ồn ào, dễ bỏ sót thông tin khi giao tiếp hoặc giảng dạy trên lớp. Về lâu dài, tình trạng này có thể khiến trẻ tự ti, giảm tập trung và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp xã hội.
Bác sỹ khuyến cáo, với những trẻ có biểu hiện nghe kém hay ù tai, đau tai, có tiếng kêu trong tai, lơ đãng hoặc phản ứng chậm với âm thanh, đặc biệt sau các đợt nhiễm siêu vi như cúm, cần đưa đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt. Không nên chủ quan hoặc tự điều trị kéo dài tại nhà vì thời gian là yếu tố quyết định trong điều trị điếc đột ngột.
Điếc đột ngột thường liên quan tới việc nhiễm virus trước đó, bao gồm cúm. Virus cúm gây viêm lan rộng từ mũi - họng - tai giữa - tai trong.
Một số chủng cúm có thể kích hoạt phản ứng viêm miễn dịch quá mức, làm tổn thương mạch máu nhỏ nuôi thần kinh tai trong. Tổn thương này diễn ra âm thầm, ban đầu chỉ là ù tai, cảm giác “tắc tai”, nhưng có thể chuyển thành điếc vĩnh viễn nếu không điều trị sớm.
Tiêm vắc-xin cúm hàng năm là biện pháp hiệu quả không chỉ giúp phòng bệnh cúm, mà còn giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như điếc đột ngột, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang… Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng cúm.
Hiện nay, vắc-xin cúm được sử dụng phổ biến là vắc-xin cúm tứ giá, có khả năng bảo vệ cùng lúc 4 chủng virus cúm phổ biến, giúp bảo vệ rộng hơn và tăng hiệu quả phòng bệnh.

-
Tin mới y tế ngày 13/5: Công nghệ hỗ trợ sinh sản mang đến hy vọng mới -
Tin mới y tế ngày 11/5: Khuyến cáo khám sức khoẻ định kỳ và chẩn đoán hình ảnh phương pháp hiện đại -
Tôn vinh Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu trong kỷ nguyên số -
Cải tiến hệ thống y tế để nâng cao quyền lợi người bệnh -
Bộ Y tế thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm của Công ty Linh Anh -
Tin mới y tế ngày 10/5: Người dân Việt Nam có thêm vắc-xin phế cầu mới -
Toàn cảnh ngành dược Việt Nam: Tiềm năng lớn, bài toán chất lượng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng