-
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa có thông báo nội dung kết luận của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm tại cuộc họp về Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu kỳ) 5 dự án BOT đường bộ tại Thành phố.
Quốc lộ 13 đoạn qua TP. Thủ Đức thường xuyên xảy ra kẹt xe - Ảnh: Lê Quân |
Khi thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Sở Giao thông Vận tải đề nghị đơn vị tư vấn xây dựng phương án thiết kế tuyến đường đi trên cao hay đi bằng để đánh giá và so sánh phương án đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, xã hội.
Theo các chuyên gia giao thông, việc nghiên cứu xây dựng đường đi trên cao sẽ giúp giảm chi phí giải phóng mặt bằng vì theo tính toán của các cơ quan Nhà nước chi phí giải phóng mặt bằng tại 5 dự án BOT rất cao.
Đơn cử như Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến giáp tỉnh Bình Dương), tổng vốn đầu tư là 13.851 tỷ đồng, thì vốn giải phóng mặt bằng là 9.375 tỷ đồng.
Hay như Dự án Mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến giáp tỉnh Long An) chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.700 tỷ đồng.
Hiện tại, 5 dự án BOT tại TP.HCM đầu tư theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98/2023/QH15 nhận được rất nhiều đề xuất của nhà đầu tư.
Trong đó, Dự án Nâng cấp đường trục Bắc - Nam (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành) đang được quan tâm nhiều nhất. Tính đến nay, dự án này đã nhận được đề xuất của 4 nhà đầu tư.
Còn Dự án Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến Vành đai 3), nhận được sự quan tâm của 2 nhà đầu tư.
Dự kiến, trong tháng 10/2024, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, mặt trận Tổ Quốc và người dân về 5 Dự án đường bộ đầu tư theo hình thức BOT.
-
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tình hình triển khai dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông -
Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấp -
Lại nới tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024