
-
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ
-
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
-
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất
-
TP.HCM thúc tiến độ nút giao An Phú hoàn thành cuối năm 2025 -
Dự án LNG Cà Ná gia hạn thời gian chọn nhà đầu tư đến ngày 19/7
Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa ban hành 5 Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 Dự án BOT.
Năm dự án gồm: Mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương); Mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An); Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3); Nâng cấp đường trục Bắc - Nam, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến lức Long Thành; Xây dựng cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).
![]() |
Dự án mở rộng Quốc lộ 13 là 1 trong 5 dự án BOT thực hiện theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98. Ảnh:Lê Quân |
Một số gói thầu như: tư vấn giám sát khảo sát bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi… được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Còn gói thầu tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ được đấu thầu rộng rãi, trong nước qua mạng. Thời gian thực hiện các gói thầu từ 60 đến 150 ngày và thực hiện ngay trong quý II/2024.
Theo kế hoạch sau khi thực hiện xong bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Sở Giao thông - Vận tải sẽ khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư vào quý IV/2024.
Sau đó sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu vào quý II/2025. Thực hiện ký kết hợp đồng dự án trong quý III/2025, thi công từ quý IV/2025, đưa vào khai thác từ năm 2027 đến 2028.
![]() |
Hiện tại, 5 dự án BOT thực hiện theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư.
Đại diện một công ty đề xuất nâng cấp, mở rộng dự án BOT Quốc lộ 22 cho biết, điểm hấp dẫn tại các dự án BOT ở TP.HCM là tỷ lệ vốn góp của ngân sách Thành phố chiếm 50 -70% trong tổng vốn đầu tư dự án.
Trong khi các dự án chỉ có chiều dài từ 10 km trở xuống, khi có sự tham gia 50% vốn của Nhà nước, thì phần vốn góp còn lại rất phù hợp với năng lực nhà đầu tư.
Hơn nữa, khi vốn nhà nước tham gia dự án ở phần giải phóng mặt bằng, thì nhà đầu tư sẽ bớt rủi ro. Một điểm hấp dẫn nữa là, 5 dự án BOT đều nằm ở cửa ngõ TP.HCM, với mật độ xe lưu thông lớn, nên khả năng hoàn vốn nhanh hơn các dự án khác.

-
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ
-
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
-
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất
-
TP.HCM thúc tiến độ nút giao An Phú hoàn thành cuối năm 2025 -
Dự án LNG Cà Ná gia hạn thời gian chọn nhà đầu tư đến ngày 19/7 -
Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây -
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải, tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng -
Rõ dần phương án thu phí 18 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới sau hợp nhất -
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh