Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Trước thềm chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói gì về mở cửa thị trường, liên kết chuỗi
Thùy Liên - 06/11/2019 07:00
 
Sáng nay (6/11), Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường là người đầu tiên lên "ghế nóng", trả lời chất vấn Quốc hôi. Trước đó, trong văn bản gửi các Đại biểu Quốc hội đầu tuần này, Bộ trưởng đã trả lời thẳng thắn về một số vấn đề chấn vất, nhất là mở cửa thị trường tiêu thụ. Đây là một trong những vấn đề nóng nhất của ngành nông nghiệp hiện nay, khi xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đang có dấu hiệu suy giảm.
Xoài Việt đã được xuất khẩu thành công sang Mỹ
Xoài Việt đã được xuất khẩu thành công sang Mỹ

Hàng loạt thị trường mới được khai mở

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian qua, Bộ  đã tích cực chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường tuyền thống; tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản tại các thị trường có tiềm năng....

Kết quả là đã gia tăng số doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ả rập Xê út; 13 doanh nghiệp tiếp tục được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng mở rộng xuất khẩu nông sản sang một số thị trường mới như: xuất khẩu thịt gà sang Nhật; xoài, vú sữa sang Hoa Kỳ; măng cụt, sữa sang Trung Quốc; nhãn, vải sang Úc...

Với thị trường Trung Quốc,  trong 10 tháng đầu năm 2019, Bộ đã chỉ đạo nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc, như: Tổ chức nhiều Hội nghị, hội thảo phổ biến quy định mới, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc; triển khai các bước cần thiết để xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc trong tháng 10 năm 2019...

Kết thúc 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm 2019 đạt 30,2 tỷ USD (tăng 2,7% so với cùng kỳ); nông lâm thủy sản Việt Nam có mặt ở trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xét về từng ngành hàng cũng có bước tiến đáng kể trong mở cửa thị trường. Ngoài ngành gỗ, thủy sản đã có mặt tại hàng trăm nước trên thế giới thì các ngành trồng trọt, chăn nuôi thời gian qua đã có thêm nhiều điểm mới trong mở cửa thị trường.

Với ngành trồng trọt, ngoài các sản phẩm khô, qua chế biến có thể xuất khẩu đi tất cả các thị trường thì với một số hoa quả tươi, Bộ đang tích cực đàm phán để có thêm các loại quả có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...

Với sản phẩm chăn nuôi, ngoại thịt gà sang Nhật thì lợn sữa Việt cũng đã xuất khẩu được sang Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ. Mới đây, trong tháng 10/2019, lô sữa đầu tiên đã được xuất khẩu đi Trung Quốc theo đường chính ngạch. Đồng thời, Bộ cũng hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận, trong mở cửa thị trường, công tác cập nhật, phổ biến quy định của thị trường nhập khẩu của các cơ quan quản lý nhà nước cho doanh nghiệp xuất khẩu có lúc chưa đầy đủ, kịp thời.

Về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức đủ về yêu cầu quy định của thị trường; ý thức của một số bộ phận người sản xuất, kinh doanh còn kém dẫn đến vi phạm các quy định về đảm bảo chất lượng, mẫu mã, xuất xứ hàng hóa,…

Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tích cực triển khai các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các nước, khu vực trên thế giới; Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định EVFTA và các Hiệp định song phương với các nước để xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam.

Đồng thời, Bộ sẽ đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại, đặc biệt là các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN.... Đồng thời, phối hợp đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương và các sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng...

Liên kết chuỗi chưa bền vững

Cơ hội xuất khẩu cho nông sản đang rộng mở với các FTA đã được ký kết. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nông sản Việt phải sản xuất theo chuỗi để đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Chuỗi liên kết yếu kém, đứt đoạn là một trong những nguyên nhân khiến nông sản Việt vẫn loanh quanh phụ thuộc ở thị trường gần, khó sang được các thị trường khó tính.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, để tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, thời gian qua, Bộ đã đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, nghiên cứu và tham mưu Chính phủ ban hành chính sách mới để thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,...

Cho đến nay, ngoài các HTX, các DN nhỏ và vừa, ngành nông nghiệp đã thu hút được một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn như: Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Ba Huân, Biển Đông…

Trên địa bàn cả nước đã tổ chức được 1.478 chuỗi (tăng 660 chuỗi so với cùng kỳ năm 2018), 1.462 sản phẩm (tăng 76 sản phẩm so với cùng kỳ) và 3.267 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi (tăng 705 địa điểm so với cùng kỳ).

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương, doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực như:  Chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; Chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản chủ lực; Chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng cũng thừa nhận, vai trò của các bên liên kết trong chuỗi giá trị nông sản còn nhiều hạn chế.  Hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa bền vững, chủ yếu vẫn là thoả thuận mua bán. Việc tiêu thụ sản phẩm còn qua nhiều khâu trung gian, hiệu quả kinh tế không cao...

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đưa ra hàng loạt giải pháp.

Thứ nhất, về tổ chức sản xuất, sẽ thực hiện liên kết trong sản xuất giữa nông dân với nông dân (liên kết ngang), giữa nông dân với doanh nghiệp (liên kết dọc), giảm bớt các khâu trung gian nhằm hạ giá thành sản phẩm, phát triển sản xuất theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

Về tổ chức lại hệ thống phân phối, sẽ xây dựng, củng cố và phát triển mô hình chợ đầu mối nông sản, các chợ truyền thống, hình thành các kênh phân phối bán buôn, bán lẻ; tổ chức quản lý hệ thống thương lái, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa; rà soát, bổ sung, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về các cơ chế, chính sách.

Về thị trường, sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ; dự báo, xác định nhu cầu thị trường; phát  triển các vùng sản xuất hàng hoá  theo 3 trục sản phẩm chủ lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đăng ký và bảo hộ thương hiệu, nhất là các thương hiệu quốc gia...

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Phải đảm bảo phòng dịch cho 94% đàn lợn sạch
Phát biểu giải trình trình trong phiên thảo luận Quốc hội sáng 31/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường dành...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư