
-
Quảng Ngãi hút các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
-
Hồ sơ mời thầu Dự án LNG Cà Ná sẽ đóng vào cuối tháng 6/2025
-
Ninh Thuận đang thẩm định hồ sơ Dự án Khu công nghiệp Cà Ná hơn 3.800 tỷ đồng
-
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng xây đường băng số 2 sân bay Phù Cát
-
“Cú hích” với dòng vốn đầu tư từ Mỹ -
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung 115 công trình, dự án tại 5 quận, huyện
![]() |
Phối cảnh cầu Tứ Liên, ảnh: Sungroup. |
UBND TP. Hà Nội vừa có công văn số 1250/UBND – ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi) trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội đề xuất khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu khởi công vào ngày 19/5/2025 - kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các dự án đầu tư xây dựng: cầu Trần Hưng Đạo; cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu được đề xuất khởi công dịp 19/8/2025 - 2/9/2025.
Trong công văn số 1250, UBND TP. Hà Nội cam kết chỉ đạo cơ quan liên quan cân đối bố trí đủ nguồn lực thực hiện 3 dự án nêu trên bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng công trình, hiệu quả đầu tư và tiến độ yêu cầu, đồng thời tiết kiệm thời gian thi công và chi phí thực hiện dự án.
Theo ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, để cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương, trong thời gian vừa qua, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội đã triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để phấn đấu đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt ít nhất 95% kế hoạch giao, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm của quốc gia và thành phố.
Với ý nghĩa quan trọng về chính trị và phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của cả nước và của thành phố, UBND TP. Hà Nội cho rằng, việc sớm triển khai đầu tư xây dựng 3 dự án đầu tư xây dựng cầu lớn vượt sông Hồng (cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu) là rất cấp thiết.
Các công trình này vừa đảm bảo tính đồng bộ giữa các dự án đang triển khai như: trục tuyến đường từ sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) – cầu Tứ Liên và trung tâm chính trị Ba Đình; hoàn thiện khép kín Vành đai 3,5 TP. Hà Nội đang triển khai kết nối với huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và tăng tính kết nối giao thông liên vùng, kết nối trung tâm TP. Hà Nội với khu vực phía Bắc, Đông Bắc sông Hồng, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Hưng Yên.
Ba công trình cầu còn góp phần mở rộng không gian quy hoạch phía Nam sông Hồng, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, giải tỏa áp lực giao thông trên các cầu vượt sông Hồng đang khai thác quá tải như: các cầu Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Vĩnh Tuy…
Đặc biệt cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng khi hoàn thành sẽ giải quyết nút thắt giao thông quan trọng để kết nối trung tâm TP. Hà Nội với Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia (dự kiến hoàn thành trong năm 2025) và cũng là một bộ phận công trình nằm trong tổng thể toàn tuyến đường kết nối từ sân bay Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội.

-
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng xây đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
“Đèn xanh” cho phương án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 16.386 tỷ đồng -
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình kiểm tra tiến độ 3 dự án giao thông lớn -
“Cú hích” với dòng vốn đầu tư từ Mỹ -
Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhà đầu tư giao thông đề xuất loạt ý tưởng đột phá -
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung 115 công trình, dự án tại 5 quận, huyện -
Đề xuất đầu tư cao tốc Mộc Châu - cửa khẩu Tây Trang trong giai đoạn 2026 - 2030
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số