
-
BSR nhận Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
-
Hai tập đoàn hạ tầng hàng đầu Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Nghị quyết số 68
-
Dự kiến sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và cấp C/O
-
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại -
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024
Trong lĩnh vực điện - điện tử, nhiều dự án công nghiệp hỗ trợ được cấp phép mới, hoặc đầu tư mở rộng, như dự án sản xuất các phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy, máy may và các linh kiện cho ngành công nghiệp khác tại Đồng Nai của Công ty TNHH Pegasus - Shimamoto Auto Parts Việt Nam (Nhật Bản) với tổng mức đầu tư 20 triệu USD; Dự án sản xuất chi tiết máy, linh kiện phụ tùng, gia công cơ khí các bộ phận máy phục vụ ngành mạ tôn, sắt thép… cũng tại Đồng Nai của Công ty TNHH Osaka Fuji Việt Nam (Nhật Bản) với vốn đầu tư 3 triệu USD; Dự án sản xuất linh phụ kiện kim loại, cơ khí chính xác phục vụ doanh nghiệp xe hơi, điện, điện tử, y tế, in ấn... tại TP.HCM của Công ty TNHH Nikken Việt Nam (Nhật Bản) tăng vốn 700.000 USD…
![]() | ||
Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tỷ lệ nội địa của doanh nghiệp FDI |
Lĩnh vực dệt may cũng có những dự án đáng chú ý. Đơn cử, Dự án của Công ty TNHH KyungBang Việt Nam (Hàn Quốc) tại Bình Dương tiếp tục tăng vốn đầu tư hơn 54 triệu USD để tăng năng lực sản xuất sợi cotton chất lượng cao, phục vụ nhu cầu cho các công ty dệt may tại Việt Nam.
Trước đó, công ty này đã đầu tư giai đoạn I 40 triệu USD xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Bàu Bàng với máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất sợi cotton kỹ thuật cao với quy mô 25.920 cọc sợi.
Đầu tư là vậy, nhưng trên thực tế, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tỷ lệ nội địa của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo thống kê từ JETRO, tỷ lệ cung ứng nội địa cho doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt Nam năm 2013 là 32,2 % (năm 2012 là 27,9%). Tỷ lệ này có tăng, nhưng so với một số nước khác, còn khá hạn chế (tỷ lệ tương ứng tại Thái Lan năm 2013 là 52,7%; Indonesia là 40,8%...).
Theo ông Hirotaka Yasuzumi, có đến 60% chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Nhật tại châu Á là chi phí nguyên vật liệu, linh kiện. Để nâng cao sức cạnh tranh, theo ông Hirotaka Yasuzumi, doanh nghiệp Nhật cần cắt giảm chi phí này bằng cách thu mua các bộ phận, linh kiện với giá rẻ từ doanh nghiệp bản địa, thay vì phải nhập khẩu.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Sherry Borge, Tổng giám đốc Intel Việt Nam cho biết, trong số 94 nhà cung cấp nội địa hiện nay, có 20 nhà cung cấp sản phẩm trực tiếp. Tuy nhiên, những nguyên liệu mà Intel Việt Nam nhận từ nhà cung cấp nội địa có giá trị rất thấp, mới chỉ dừng ở các loại hàng hóa dùng trong đóng gói, đồ cơ khí, hóa chất; hàng hóa tiêu dùng trong vận hành nhà máy, dùng cho vận hàng, bảo trì, dịch vụ…
“Trong chiến lược phát triển, vai trò của các nhà cung cấp nội địa sẽ ở vị trí cao hơn, nhưng Intel Việt Nam không chỉ mong muốn tăng số nhà cung cấp, mà các nhà cung cấp nội địa cũng phải bảo đảm các tiêu chí phù hợp với chiến lược phát triển của công ty”, bà Sherry Borge cho biết.
Nguyên nhân quan trọng khiến ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển là chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Trước hết là chính sách về vốn vay. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vốn vay hiện ở mức 8 -15%/năm là quá cao. Nhưng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, thường là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có mức đánh giá tín nhiệm tín dụng thấp, thì tình trạng vay vốn càng khó và dòng vốn hầu như không đến được doanh nghiệp.
Cùng với đó, việc đào tạo nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Do chưa có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cả về chất và lượng, nên trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp không được nâng cao, khó thực hiện chuyển giao kỹ thuật. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI ít có cơ hội gặp gỡ doanh nghiệp nội địa ưu tú cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thị trường trong nước đối với công nghiệp hỗ trợ còn nhỏ hẹp, một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa phù hợp... cũng là những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp đặc thù này.
Hồng Sơn
-
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
-
BSR nhận Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
-
Hai tập đoàn hạ tầng hàng đầu Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Nghị quyết số 68
-
Phải có cách làm mới, làm khác để thực hiện bằng được các mục tiêu của Nghị quyết 68
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 7/5/2025 -
Dự kiến sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và cấp C/O -
FECON và Đèo Cả bắt tay hợp tác chiến lược -
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan -
Đâu là nguyên nhân khiến tình hình đăng ký doanh nghiệp mới tăng tích cực -
Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan -
Hanoisme tôn vinh 30 năm phát triển, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư