-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đánh thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm đã dẫn đến các hành động trả đũa từ các nước khác |
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đánh thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu và có kế hoạch đánh thuế trị giá tới 60 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngay sau khi Mỹ tuyên bố đánh thuế, một loạt quốc gia liên quan cũng đã tuyên bố ngay các biện pháp trả đũa tương ứng. Với những diễn biến như vậy, nhiều người lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại đang đến gần.
Hệ lụy của một cuộc chiến tranh thương mại là khó lường. Thậm chí, với nước Mỹ, mặc dù Tổng thống Donald Trump muốn tăng thuế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất nội địa, tạo thêm việc làm trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, song theo nhiều chuyên gia, khi chiến tranh thương mại xảy ra, kết quả sẽ theo hướng ngược lại, bởi những lý do dưới đây. Đó cũng chính là những điều mà các nhà đầu tư lo ngại.
Chiến tranh thương mại làm kinh tế đình trệ
Có lẽ, bất cứ sinh viên kinh tế nào cũng nhận thấy điều này. Trên thực tế, chiến tranh thương mại không hiệu quả. Nhiều chính trị gia Mỹ, trong đó có Tổng thống George Bush, đã cố áp dụng thuế quan, song nói chung, chưa ai thành công.
Chiến tranh thương mại tạo thêm thói quan liêu
Ngoài việc làm phình to bộ máy quản lý và thu thuế, chiến tranh thương mại còn dẫn đến các vấn đề liên quan đến thói quan liêu. Nhiều thủ tục giấy tờ hơn, hiệu quả hoạt động thấp hơn, chi phí cao hơn là những hậu quả từ chiến tranh thương mại mà các công ty phải gánh.
Chiến tranh thương mại làm tăng chi phí
Việc ngăn ngừa các sản phẩm có chi phí thấp xâm nhập thị trường sẽ đẩy giá nhiều sản phẩm khác trong nước tăng lên. Chẳng hạn, khi tăng thuế nhập khẩu thép thì giá thép trong nước sẽ có xu hướng tăng, làm chi phí của các sản phẩm liên quan đến thép cũng tăng lên.
Chiến tranh thương mại phá vỡ các kế hoạch dài hạn
Chẳng hạn, bạn là chủ một doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt và dự định mở thêm cơ sở trong những năm tới. Nhưng khi có tin đồn là sản phẩm xuất khẩu của bạn sẽ đối mặt với thuế quan mới do chiến tranh thương mại giữa các nước, thì chắc chắn bạn sẽ không vội tính chuyện mở rộng quy mô.
Chiến tranh thương mại thực sự không bảo vệ việc làm
Với việc tăng thuế nhập khẩu thép, có thể việc làm trong một số doanh nghiệp thép trong nước được bảo vệ, song nhìn tổng thể, thuế quan sẽ dẫn đến chi phí tăng, giá hàng hóa tăng và chi tiêu đầu tư ít hơn. Do vậy, xét ở quy mô quốc gia thì việc này làm giảm, chứ không phải là tăng việc làm trong nước.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"