
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
![]() |
Siêu tàu bay Airbus A380-800 có tầm bay xa cực đại là 16.000 km. Ảnh: Airbus |
Có 3 lý do chính khiến Vietnam Airlines chưa tính đến việc bổ sung vào đội bay của hãng siêu tàu bay Airbus A380 trong vòng 5 năm tới.
Theo các hợp đồng mua tàu bay đã ký thì từ năm 2015 đến năm 2019, Vietnam Airlines sẽ nhận 8 tàu bay B787 -9 và 10 tàu bay A350 sở hữu. Từ nay đến năm 2020, Tổng công ty đang tìm các kế hoạch để thu xếp vốn cho các tàu bay đã ký hợp đồng. Do đó việc đầu tư bổ sung đội tàu bay (nếu có) sẽ làm tăng sức ép thu xếp vốn cho Tổng công ty.
Bên cạnh đó, sân bay Long Thành (dự kiến là sân bay căn cứ chính khai thác tàu bay A380) chỉ có thể đưa vào khai thác sau năm 2020; tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, cạnh tranh tại thị trường hàng không diễn ra gay gắt, Tổng công ty sẽ không nghiên cứu đầu tư đội tàu bay A380 trong giai đoạn đến năm 2020.
Được biết, vào năm 2009, Vietnam Airlines và Tập đoàn Airbus từng ký thỏa thuận ghi nhớ về việc đầu tư tàu bay A380 – 800 và xây dựng, phát triển công nghiệp hàng không tại Việt Nam. Đến năm 2013, hãng quyết định không gia hạn và chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận này.
Theo Kế hoạch phát triển đội tàu bay đến năm 2020 vừa được Vietnam Airlines xin điều chỉnh nhằm phù hợp hơn với tình hình thị trường, hãng sẽ có 122 tàu bay, giảm 28 chiếc so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008.
Airbus A380 là máy bay hai tầng, bốn động cơ sản xuất bởi Airbus S.A.S. Nó có tầng trên kéo dài toàn bộ chiều dài của thân máy bay. Điều này cho phép một khoang cabin rộng rãi, cấu hình tiêu chuẩn với ba cấp hành khách có thể đạt sức chứa 555 người, tối đa là 853 người nếu chỉ có các hành khách thông thường (economy class).
Airbus A380 bay thử lần đầu tiên vào ngày 27/4/2005 từ Toulouse, Pháp. Các chuyến bay thương mại bắt đầu vào đầu năm 2007 sau 15 tháng thử nghiệm, với sự chuyển giao máy bay đầu tiên để đi vào sử dụng cho một trong những khách hàng của Airbus, Singapore Airlines.
Có hai kiểu A380 sẽ được đưa vào sử dụng. Loại A380-800 - loại chở hành khách và cũng là là máy bay chở khách lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Boeing 747. Phiên bản mới nhất do Airbus công bố (2010) là A380-900 với kích cỡ lớn hơn phiên bản A380-800 và sức chuyên chở hành khách tối đa lên đến hơn 900 hành khách.
Loại thứ hai, A380-800F - máy bay vận tải, cũng là một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới sau Antonov An-225, An-124 và C-5 Galaxy.
Máy bay A380-800 có tầm bay xa cực đại là 16.000 km (8.000 mi) đủ để bay không nghỉ từ Chicago đến Sydney và tốc độ bay trung bình là Mach 0,85 (1.050 km/h) như máy bay Boeing 747.

-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower