-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Sau phiên hồi phục trong nghi ngờ với chỉ số tăng và thanh khoản giảm trong ngày 7/8, áp lực bán trở lại dâng cao ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu lùi xuống dưới mốc tham chiếu, các chỉ số vì vậy cũng giảm điểm trở lại. VN-Index duy trì sắc đỏ trong khoảng 2 giờ giao dịch của phiên sáng. Dù có thời điểm chỉ số đảo chiều, tăng điểm trở lạ, tâm lý nhà đầu tư yếu đã khiến sắc đỏ quay trở lại.
Cổ phiếu Techcombank (TCB) gây áp lực lớn nhất đến thị trường ở phiên hôm nay. TCB bị bán mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch và tạo ra tâm lý không tốt đến nhà đầu tư. Chốt phiên, TCB giảm đến 4,36% và lấy đi của VN-Index 1,63 điểm. Cổ phiếu này khớp lệnh được hơn 41 triệu đơn vị ở phiên hôm nay, trong đó khối ngoại bán ra đến hơn 11,6 triệu đơn vị.
TCB tác động tiêu cực đến VN-Index khi lấy đi 1,63 điểm |
Trong khi TCB là “tội đồ” ở phiên sáng, đến phiên chiều TCH là “giọt nước tràn ly” và kích hoạt lực bán lan tỏa đến nhiều nhóm ngành cổ phiếu. TCH gây bất ngờ khi chịu áp lực bán tháo và giảm sàn về 16.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 6,74% so với phiên trước. Áp lực bán ồ ạt "bung ra" thúc đẩy thanh khoản cổ phiếu TCH, khối lượng khớp lệnh được đẩy lên tới hơn 21 triệu cổ phiếu. Cùng đó, lượng dư bán chất giá sàn lên tới gần 13 triệu đơn vị. Cổ phiếu HHS của CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy - công ty con do TCH sở hữu hơn 51% vốn cũng giảm kịch sàn.
Không riêng cặp đôi cổ phiếu này, tâm lý tiêu cực lan qua đến nhiều cổ phiếu bất động sản khác, trong đó, NTL giảm đến 4,86%, cổ phiếu này cũng có thời điểm chạm mức giá sàn. HDG giảm 2,83%...
Nhóm cổ phiếu chứng khoán có sự hồi phục tốt ở một số phiên gần đây thì phiên hôm nay lại phải chịu áp lực bán mạnh. MBS Giảm 3%, CTS giảm 2,9%, BSI giảm 2,6%...
HVN cũng gây chú ý khi giao dịch khá tốt ở đầu phiên chiều. Tuy nhiên, trước biến động khó lường từ thị trường chung, cổ phiếu này đảo chiều và giảm về mức giá sàn 19.950 đồng/cổ phiếu. HVN là mã có tác động tiêu cực thứ 2 đối với VN-Index khi lấy đi 0,81 điểm. Ngoài ra, các cổ phiếu như HPG, GVR, VNM… cũng chìm trong sắc đỏ và tạo áp lực đáng kể lên VN-Index.
Ở chiều ngược lại, GAS, MSN, VHM, VCG… là các cổ phiếu có đóng tóp tích cực nhất đến VN-Index. Trong đó, GAS tăng đến 2,9% và đóng góp 1,28 điểm. MSN tăng 2,05% và đóng góp 0,55 điểm. VCG gây chú ý khi tăng 5,65% và đóng góp 0,14 điểm cho VN-Index. Cùng với VCG, các cổ phiếu nhóm ngành được cho là hưởng lợi từ đầu tư công như HHV, LCG, FCN… cũng đều đồng loạt tăng giá. Mới đây, trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương phân bổ 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại. Trong đó, Bộ KH&ĐT cần kiên quyết điều chuyển vốn sang các nhiệm vụ, dự án giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn trước ngày 15/8.
Nhóm cổ phiếu dệt may có biến động khá tích cực, trong đó, MSH tăng trần, TNG tăng 4%, TCM tăng 1,96%. Nhóm ngành này biến động tích cực được cho là đến từ việc ngành dệt may Bangladesh gặp khó khăn. Bangladesh là một trong số các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam. Đây là quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện Bangladesh đang có những bất ổn chính trị và được cho là ảnh hưởng đáng kể đến ngành dệt may của nước này.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7,56 điểm (-0,62%) xuống 1.208,32 điểm. Toàn sàn có 161 mã tăng, 257 mã giảm và 62 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,22 điểm (-0,54%) xuống 226,73 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 82 mã giảm và 56 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng nhẹ 0,09 điểm (0,1%) lên 92,12 điểm.
Tổng khối lượng khớp lệnh trên HoSE đạt 758,8 triệu cổ phiếu, tăng 21% so với phiên trước, tương ứng giá trị giao dịch đạt 16.744 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 3.202 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.259 tỷ đồng và 682 tỷ đồng.
Top các cổ phiếu khối ngoại mua/bán ròng mạnh trong phiên 8/8 |
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.160 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã VJC với 334 tỷ đồng và chủ yếu thông qua thỏa thuận. Tương tự, VHM cũng bị bán ròng 316 tỷ đồng. TCB và HPG bị bán ròng lần lượt 213 tỷ đồng và 136 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HDB được mua ròng mạnh nhất với 323 tỷ đồng và chủ yếu thông qua thỏa thuận. VNM và MSN được mua ròng lần lượt 78 tỷ đồng và 77 tỷ đồng.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025