-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Sức mua giảm ở thị trường Mỹ
Tại Diễn đàn CEO “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản - Góc nhìn người trong cuộc” vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiện nguyên liệu thủy sản từ các nước đang tăng mạnh, có thể sẽ khiến giá nhập khẩu tại Mỹ giảm xuống, đồng thời cũng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp.
Giá thành giảm đi kèm với thủy sản tồn kho nhiều khiến các nhà nhập khẩu trở nên dè dặt hơn trong việc mua hàng với số lượng lớn. Hiện sẽ phải chờ đến khoảng đầu quý III, khi thị trường Mỹ chuẩn bị cho Lễ Tạ ơn thì mới có thêm đợt mua hàng lớn.
Cùng với đó, những ách tắc về hậu cần như chi phí vận chuyển cao, vận chuyển chậm trễ và thiếu container, chi phí đóng gói cao và xe tải giao hàng hạn chế kéo dài cũng dẫn đến tình trạng mua hàng dè dặt.
Lạm phát giá dầu toàn cầu càng làm cho vấn đề trầm trọng hơn.
Cước phí tăng vẫn không đủ container vận chuyển
Mỹ không phải thị trường duy nhất khó khăn trong thời điểm hiện tại.
Thuỷ sản Việt Nam hiện vẫn chưa tháo gỡ được “thẻ vàng IUU” mà Liên minh châu Âu (EU) đang gắn cho sản phẩm thủy sản từ Việt Nam do còn xảy ra tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không tuân thủ quy định về chống đánh bắt hải sản của EU (IUU).
Các quy chuẩn khắt khe trong xuất - nhập khẩu thủy - hải sản của EU cũng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần gắt gao, kỹ lưỡng hơn trong quá trình đánh bắt, chế biến và đóng gói.
Nông ngư dân và doanh nghiệp chế biến thuỷ sản cũng khó tiếp cận vay vốn để phục hồi sản xuất sau đại dịch.
Điểm mặt những khó khăn lớn khác, ông Nam nhắc đến tình trạng thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng mạnh do dịch Covid-19, chiến sự Nga – Ukraine; cước vận tải biển tăng gấp 5, 6 lần so với trước dịch, nhưng vẫn luôn xảy ra tình trạng thiếu container để vận chuyển. Covid-19 cũng khiến thị trường Trung Quốc trở nên nghiêm ngặt hơn...
“Lợi nhuận của người mua và doanh nghiệp bị xói mòn, khiến sức sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam giảm mạnh”, ông Nam lo ngại.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác như Ấn Độ, Ecuador về nguồn cung, giá thành và giá xuất khẩu.
Cơ hội cho cá tra, các sản phẩm phân khúc giá phải chăng?
Theo các chuyên gia tại Hội thảo, khó khăn là thế, tuy nhiên cơ hội cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng không ít. Hiện nhu cầu của các thị trường chính đều tăng mạnh sau Covid-19. Các phân khúc nhà hàng, khách sạn, du lịch mở cửa trở lại khiến nhu cầu bùng phát mạnh.
Xu hướng lạm phát trên thị trường thế giới cũng khiến giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tăng cao. Điều này làm gia tăng lợi thế cho phân khúc thủy sản giá phải chăng như cá tra, chả cá, surimi và tôm cỡ nhỏ.
Đồng thời, chiến sự Nga – Ukraine với các lệnh cấm thực phẩm và thủy sản Nga tại các nước lớn tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam, nhất là cá tra có thể thay thế một phần cho cá thị minh thái Nga tại các thị trường như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh,…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng lợi thế thuế quan ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP,… nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường như EU, Australia, Canada, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Anh,…
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, đầu mối nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
Điểm mặt những khó khăn lớn khác, ông Nam nhắc đến tình trạng thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng mạnh do dịch Covid-19, chiến sự Nga – Ukraine; cước vận tải biển tăng gấp 5, 6 lần so với trước dịch, nhưng vẫn luôn xảy ra tình trạng thiếu container để vận chuyển. Covid-19 cũng khiến thị trường Trung Quốc trở nên nghiêm ngặt hơn...
“Lợi nhuận của người mua và doanh nghiệp bị xói mòn, khiến sức sức cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam giảm mạnh”, ông Nam lo ngại.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác như Ấn Độ, Ecuador về nguồn cung, giá thành và giá xuất khẩu-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025