Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 01 tháng 11 năm 2024,
ADB dự kiến cắt giảm ưu đãi ODA cho Việt Nam từ năm 2019
Thanh Huyền - 30/03/2016 12:35
 
"Tiếp bước" Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng cho biết sẽ ngừng một phần ưu đãi gói viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam kể từ 1/1/2019.
Cầu Nhật Tân là một trong các Dự án sử dụng vốn vay ODA
Cầu Nhật Tân là một trong các dự án sử dụng vốn vay ODA

Phát biểu tại cuộc Họp báo ra mắt Báo cáo triển vọng châu Á 2016 diễn ra sáng nay (30/3), ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, đối với ADB, Việt Nam được hưởng 2 nguồn vốn vay là Nguồn vốn thông thường (OCR) và Quỹ phát triển châu Á (ADF). Trong đó, phần đóng góp của ADF cho ADB được sử dụng để cho vay tại các quốc gia nghèo. Việt Nam hiện nằm trong nhóm hỗn hợp, gồm cả OCR và ADF.

“Lãi suất trên toàn cầu đã rất thấp, nên ADF cao hơn OCR nhưng thời hạn dài hơn, do vậy ADF vẫn có lợi”, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho hay.

Theo đó, có một số tiêu chí để Việt Nam được vay vốn từ ADF là Thu nhập quốc dân (GNI) và chỉ số độ tin cậy tín dụng quốc gia. Theo ông Eric Sidgwick, GNI của Việt Nam đã đạt từ năm 2010 và hiện đã cao hơn so với tiêu chí của ADB. Về chỉ số độ tin cậy tín dụng quốc gia, Việt Nam đã vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế từ 2005 và chỉ số tín nhiệm quốc gia được các tổ chức như Standard & Poor's, Moody’s đánh giá.

Lịch trình hiện tại thì từ ngày 1/1/2019, Việt Nam sẽ không được vay ADF nữa, chậm hơn một chút so với VN tốt nghiệp vay IDA (vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế thuộc nhóm WB - PV). Chúng tôi không thể quyết định được bởi điều này do các cổ đông của ADB quyết định, ông Eric Sidgwick cho biết.

Kể từ 2017 trở đi, nguồn vốn đóng góp vào ADF sẽ kết chuyển với OCR, giúp tài sản của ADB lớn hơn. Vì vậy, ADB sẽ huy động được nhiều vốn hơn, nếu Việt Nam có được tốt nghiệp ADF thì sẽ được vay nhiều hơn từ OCR bởi nguồn vốn này sẽ phong phú hơn. OCR vẫn rẻ hơn so với đi vay thị trường tài chính quốc tế.

Về vấn đề vay vốn của Chính phủ Việt Nam, Chuyên gia Kinh tế Quốc gia của ADB, Aaron Batten cho rằng Việt Nam cần cố gắng vay với lãi suất thấp hơn. Chính phủ Việt Nam đã đúng khi áp dụng chính sách ngoại hối của mình, khi người dân không tích trữ ngoại hối nữa.

“Để đảm bảo tăng được thanh khoản cho ngân hàng, Chính phủ phải áp dụng chính sách phù hợp vừa vay vốn trong nước và nước ngoài. Câu hỏi đặt ra là Chính phủ Việt Nam sẽ phải trả lãi suất là bao nhiêu”, ông Aaron Batten nói.

Quy định chặt chẽ việc quản lý, sử dụng ODA
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư