Hà Nội khẳng định sẵn sàng ưu tiên đầu tư cho hạ tầng và chính sách chuyển đổi phương tiện giao thông xanh, hướng tới mục tiêu 100% xe buýt sử dụng điện vào năm 2030.
Để “biến tiềm năng phát triển nông nghiệp tuần hoàn thành dòng vốn”, Việt Nam cần một chiến lược rõ ràng, ổn định, ưu tiên các mô hình có tính đổi mới, hiệu quả và có thể nhân rộng.
Chính phủ đề xuất Thủ tướng quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng xã hội hoá, bảo đảm độc lập về tài chính.
Dù được xem là trụ đỡ của nền kinh tế, nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Chỉ 1 - 2% doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và chưa đến 3% trong số đó ứng dụng công nghệ cao.
Hải Phòng đề xuất thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; trong đó, muốn sử dụng nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon cho các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Bộ Tài chính Việt Nam lắng nghe kinh nghiệm từ các đối tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực và chuẩn bị vận hành thử nghiệm sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
Ngày Trái Đất được tổ chức vào ngày 22/4 hằng năm, là dịp để con người cùng nhìn lại hiện trạng môi trường sống, đồng thời nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động thiết thực nhằm bảo vệ hành tinh. Chủ đề của Ngày Trái đất năm 2025 là “Our Power, Our Planet” - “Sức mạnh của chúng ta, Hành tinh của chúng ta” nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Một báo cáo mới được công bố đã chỉ ra rằng tiềm năng kỹ thuật điện gió tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam có thể đạt tới 1.068 GW, mở ra cơ hội chiến lược cho điện gió ngoài khơi.
Giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ sức khỏe nông dân và môi trường, đó là những lợi ích rõ rệt mà công nghệ máy bay không người lái (drone) đang mang lại cho ngành trồng lúa Việt Nam.
Tăng trưởng ổn định, đầu tư quy mô lớn nhưng ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam vẫn chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu sữa tươi trong nước, trong khi phải đối mặt cùng lúc với 7 thách thức lớn từ sản lượng, thị trường, giá thành đến chuỗi cung ứng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chuyển đổi xanh là một hành trình tất yếu, là yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.