-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Tấn công mạnh mẽ ngành tiêu dùng
Công bố kế hoạch kinh doanh năm 2018, Digiworld (mã chứng khoán DGW) nhấn mạnh vào tiềm năng phát triển ngành hàng tiêu dùng. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ bắt đầu nhập khẩu và phân phối bộ sản phẩm bảo vệ sức khỏe trẻ em từ Hoa Kỳ trong quý I/2018, nhắm đến thị trường 2.000 tỷ đồng tại Việt Nam. Sau đó, Digiworld sẽ tiếp tục ra mắt các sản phẩm bảo vệ gan và tuần hoàn máu từ các nhà sản xuất trong nước vào quý III.
Cuối tháng 8 năm ngoái, Digiworld đã chào sân ngành hàng chăm sóc sức khỏe thông qua nhãn hiệu Kingsmen của Vinamedic. Trong năm nay, Digiworld cho biết sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu từ thương hiệu này.
. |
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hợp tác với CL, công ty phân phối sản phẩm tiêu dùng nhanh của Nhật Bản, để giới thiệu thêm 5 loại mặt hàng mới tại 877 siêu thị, cửa hàng tiện lợi và 20.000 điểm bán tại Việt Nam. Theo ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Digiworld, ngành tiêu dùng nhanh sẽ là động lực tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp.
“Việc mua lại CL vào tháng 10 năm ngoái là ‘bàn đạp’ đầu tiên của chúng tôi trong lĩnh vực hấp dẫn này. CL đã có sẵn nhà cung cấp tại các chuỗi siêu thị lớn như Co.op Mart, Aeon hay Lotte. Đây chính là lợi thế lớn nhất, kèm theo kinh nghiệm 20 năm quản lý và phân phối sản phẩm của Digiworld”, ông Việt cho biết.
Bên cạnh việc tấn công ngành tiêu dùng, Digiworld vẫn sẽ phát triển ngành kinh doanh truyền thống là phân phối máy tính xách tay, điện thoại di động và thiết bị văn phòng. Theo ông Đoàn Hồng Việt, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Digiworld là hợp tác độc quyền với Xiaomi và Sharp trong việc phân phối sản phẩm điện thoại thông minh với mức giá vừa phải.
“Trong năm 2017, mảng phân phối điện thoại di động của chúng tôi có sụt giảm doanh thu gần 30%, vì chúng tôi thay đổi chiến lược kinh doanh, ngừng phân phối các sản phẩm ít giá trị gia tăng, mang lại lợi nhuận thấp. Năm nay, Digiworld kỳ vọng đạt được 1.200 tỷ đồng doanh thu từ mảng này”, ông Việt chia sẻ.
Về thị trường máy tính xách tay vốn đang rơi vào tình trạng bão hòa, đại diện Digiworld cho biết, sẽ tấn công thị trường ngách gồm các thiết bị dành cho doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản. Mảng này dự kiến mang lại 2.300 tỷ đồng doanh thu trong năm 2018.
Không cạnh tranh với Thế giới Di động hay Lazada
Khi được hỏi liệu Digiworld có cạnh tranh với các đối thủ như Thế giới Di động trong các ngành tiêu dùng như dược phẩm hay không, ông Đoàn Hồng Việt cho biết, Thế giới Di động không phải là đối thủ, mà là khách hàng tiềm năng của Digiworld trong lĩnh vực này. Lý do là, Thế giới Di động đang đầu tư để làm chủ các doanh nghiệp dược phẩm và Digiworld có thể nhắm đến việc đưa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vào hệ thống do Thế giới Di động quản lý.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, Xiaomi vừa ra mắt sản phẩm mới trên trang thương mại điện tử Lazada vào tuần trước, nên trong tương lai, có thể xảy ra việc Xiaomi sẽ “bỏ qua” Digiworld để làm việc trực tiếp với các trang web thương mại điện tử. Theo đại diện Digiworld, tất cả các sản phẩm của Xiaomi tại Việt Nam đều do doanh nghiệp này phân phối và bản thân Digiworld đã hỗ trợ Xiaomi đưa sản phẩm lên các trang thương mại điện tử.
“Xu thế hiện nay của doanh nghiệp là bán hàng đa kênh (omni-channels), từ mạng xã hội đến web mua sắm và cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, Digiworld là trung gian phân phối tất cả các sản phẩm chính hãng của Xiaomi thông qua tất cả các kênh, chứ không riêng gì thương mại điện tử”, ông Đoàn Hồng Việt cho biết.
Năm 2017, Digiworld đạt 3.820 tỷ đồng doanh thu và 78,34 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 42% kế hoạch năm. Mức doanh thu và lợi nhuận kỳ vọng cho năm 2018 lần lượt là 4.700 tỷ và 101 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 23% và 28,92%.
-
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công thương nói cần lộ trình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024