Từ một quốc gia gặp nhiều khó khăn, Việt Nam đã vươn mình trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á, minh chứng cho sự kiên cường và khả năng thích nghi vượt trội.
Nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩ Việt Nam, sáng nay (1/9), UBND tỉnh Hưng Yên và Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) đã khánh thành cầu Bắc Hưng Hải (vượt sông Bắc Hưng Hải), hoàn thành toàn bộ Dự án đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên.
Có rất nhiều thay đổi được đánh giá là sát hơn với năng lực thực tế của ngành đường sắt Việt Nam tại Quyết định điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển giao thông - vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay (31/8), Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8/2015. Tại phiên họp, Chính phủ đã cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Đoạn đường từ chân cầu Vĩnh Tuy đến chân cầu Mai Động sắp được mở rộng, nhằm giải tỏa dứt điểm ùn tắc và tăng khả năng lưu thông của các phương tiện. Công trình có tổng chiều dài là 1.400m, dự kiến sẽ được giải phóng mặt bằng từ đầu tháng 10/2015.
Vừa qua, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư TP. Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, bất động sản, thương mại dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ban kinh tế và ngân sách TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận danh sách 289 dự án đầu tư công do UBND TP.HCM đệ trình và sẽ thực hiện trong thời gian tới với số vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Sau 6 tháng kể từ khi tái khởi động, Liên danh nhà đầu tư Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn loay hoay với việc góp đủ vốn chủ sở hữu theo quy định của hợp đồng BOT.
Sáng 29/8, Công ty CP Thiên Tân (Thiên Tân Group) đã tiến hành làm lễ khởi công xây dựng dự án nhà máy quang điện mặt trời đầu tiên tại việt Nam. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, được quy hoạch xây dựng trên diện tích đất 24 ha, công suất thiết kế 19,2 MWp.
Chiến lược Công nghiệp hóa Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/7/2013. Chiến lược coi trọng liên kết doanh nghiệp (DN), đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở 6 ngành ưu tiên phát triển gồm: điện tử, ô tô, máy nông nghiệp, chế biến nông thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, nhằm tạo dựng và củng cố mối liên kết sản xuất giữa DN hai nước.