-
Mở lại phiên tòa xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa -
Đề nghị thanh tra việc sử dụng đất tại dự án Sân gôn Indochina Hội An -
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị đề nghị phạt 12-13 năm tù -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Đấu thầu lấy lệ để trục lợi -
Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM hầu tòa trong vụ án thứ hai -
Chặt, phá rừng với diện tích lớn, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt nặng
Lãnh đạo Bệnh viện dã chiến Củ Chi và các bệnh nhân trong thời điểm công bố khỏi bệnh. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN) |
Từ ngày 29/3, trên kênh YouTube lan truyền một clip trả lời phỏng vấn của Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm về tình hình phòng chống dịch COVID-19, việc xây dựng các bệnh viện bệnh lý hô hấp cấp tính ở thành phố.
Cuối clip nói trên có đoạn ông Lê Thanh Liêm cho biết “hiện có 43.000 ca nhiễm và hơn 1.000 người tử vong."
Clip nói trên được chú thích là video rò rỉ của ông Lê Thanh Liêm đã thu hút hàng chục ngàn lượt xem và có những bình luận tiêu cực, gây hoang mang.
Về sự việc này, trưa 30/3, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định những thông tin về ca nhiễm và số người chết ở Việt Nam trong đoạn clip trên là hoàn toàn bịa đặt. Đoạn clip tung lên YouTube đã được cắt ghép, chỉnh sửa.
Qua kiểm tra, xác minh của Phòng Báo chí và Xuất bản - Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy đoạn video clip này đã bị một số thế lực xấu lợi dụng cắt ghép với dụng ý xuyên tạc từ video clip Báo Tuổi Trẻ thành phố phỏng vấn Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm trong dịp đến kiểm tra công tác điều trị bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi ngày 11/2.
Trong đoạn phỏng vấn, ông Lê Thanh Liêm có nói đến con số cập nhật về tình trạng lây nhiễm COVID-19 và số người tử vong trên thế giới tại thời điểm 11/2/2020.
Cơ quan chức năng đang điều tra các tài khoản có biểu hiện lan truyền video clip trên với ý đồ xấu để xử lý nghiêm, triệt để.
Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định thành phố luôn chủ động công bố tình hình các ca nhiễm cũng như các giải pháp phòng chống dịch.
Thành phố sẽ công khai việc xem xét, xử lý cá nhân có sai sót liên quan đến văn bản gây hoang mang dư luận. Vì thế, người dân cần cảnh giác, chọn lọc thông tin, không nên chia sẻ, bình luận và quan tâm đến những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở; đồng thời, nên tiếp nhận thông tin thông qua các trang chính thống, có uy tín để tránh những hậu quả đáng tiếc do sự thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu lợi dụng.
Trong ngày 30/3, Công an quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn Đ. (sinh năm 2000, ngụ tại phường Hiệp Tân, quận Tân Phú) vì thông tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội.
Cụ thể, Nguyễn Văn Đ. đã viết thông tin trên mạng xã hội với nội dung Thành phố Hồ Chí Minh bị phong tỏa 14 ngày vì dịch bệnh COVID-19. Cơ quan chức năng khẳng định, thông tin trên hoàn toàn sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Căn cứ vào Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, Công an quận Tân Phú đã ra Quyết định xử phạt hành chính Nguyễn Văn Đ. với số tiền 10 triệu đồng.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo người dân không chia sẻ, phát tán các thông tin chưa kiểm chứng, sai sự thật. Người dân tìm hiểu và cập nhật thông tin tại các cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và các cơ quan báo, đài của Thành phố Hồ Chí Minh. Mọi hành vi chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tài khoản Facebook Nguyễn Sin tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng thông tin bịa đặt về "ca đầu tiên tử vong." Dự kiến hôm nay ngày 30/3, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mời chủ tài khoản facebook này đến làm việc để làm rõ thông tin bịa đặt nêu trên.
Liên quan đến việc xử lý các tài khoản đăng thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm đến 16 giờ 30 ngày 26/3, Sở đã xác định được 18 tài khoản mạng xã hội đăng tin không kiểm chứng về Thành phố Hồ Chí Minh phong tỏa 14 ngày.
Trong 18 tài khoản này có tám tài khoản đã chủ động tháo gỡ thông tin và xóa tài khoản sau khi báo chí đăng tải thông tin nói trên là hoàn toàn bịa đặt; có năm tài khoản ở Quảng Trị, Đồng Nai và Bình Định vẫn chưa gỡ bỏ; năm tài khoản ở nước ngoài.
Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Công an thành phố để xác minh thông tin chủ các tài khoản, xử lý nghiêm và sẽ có thông tin phản hồi tới các cơ quan báo chí./.
-
Phúc thẩm vụ án Cục Đăng kiểm: Viện Kiểm sát đối đáp phần bào chữa của luật sư, bị cáo -
Bị cáo hối lộ cựu Chủ tịch NXB Giáo dục 20 tỷ đồng xin xét xử vắng mặt -
Kiểm tra, thanh tra loạt công ty xổ số, phát hiện nhiều vi phạm -
Vẫn đón khách khi bị đình chỉ hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn bị xử phạt -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng -
Nông thôn miền Bắc ô nhiễm trầm trọng với mức bụi mịn vượt chuẩn nhiều lần
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam