Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
7.000 tỷ đồng tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo
Phú Khởi - 12/10/2016 07:35
 
Tại hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” vừa diễn vào ngày 11/10 tại Cần Thơ, ông Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược PTNT- Bộ NN-PTNT cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa phê duyệt Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT về tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo đến 2020, tầm nhìn 2030.

Theo đó, ngành lúa gạo tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có, duy trì vị thế chiến lược trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Việt Nam sản xuất lúa gạo để đáp ứng đa Mục tiêu: kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Bên cạnh việc đáp ứng thị trường trong nước, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo theo hướng tăng giá trị và phát triển vững bền.

Sản xuất lúa gạo không chỉ đảm bảo an ninh lương thực về mặt lượng mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:

.
.

Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, diện tích áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) chiếm trên 75% diện tích tại các vùng chuyên canh của Đồng bằng sông Cửu Long; giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 8%; tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu chiếm từ 20% trở lên; 20% lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam. Tầm nhìn đến 2030 các chỉ số thành phần của mục tiêu nêu trên sẽ tăng gấp đôi. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất là thu nhập của nông dân sẽ được cải thiện hàng năm và đảm bảo lợi nhuận từ 30% tổng thu trở lên.

Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, Bộ NN-PTNT đề xuất các giải pháp như: tái cơ cấu sản xuất;  tổ chức lại sản xuất và đổi mới thể chế; cải tiến công nghệ sau thu hoạch, hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu…với tổng kinh phí từ các nguồn dự kiến khoảng 7.000 tỷ đồng.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự cũng đã đề xuất thêm các giải pháp: kiến nghị Chính phủ cho phép tích tụ ruộng đất để sản xuất hiệu quả hơn, đồng thời Ngân sách cũng hỗ trợ nhiều hơn trong phát triển hạ tầng, nghiên cứu lai tạo các giống lúa đặc thù, thích nghi với biến đổi khí hậu, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân…

Theo cam kết WTO mức trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp tối đa 10% giá trị sản lượng của sản phẩm nhưng nhiều năm qua, Việt Nam chưa sử dụng hết “quota” mức trợ cấp này.

Tiền đâu để tái cơ cấu nền kinh tế
TS. Phùng Văn Hùng, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhẩm tính, để thực hiện Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020 phải thực hiện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư