-
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm -
Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt -
Tin mới y tế ngày 12/10: Ngăn dịch sởi lây lan -
Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế -
Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào? -
Tin mới y tế ngày 11/10: Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Hội nghị Nghiên cứu ung thư phổi toàn quốc do Bệnh viện K và AstraZeneca phối hợp tổ chức vào tháng 6/2024 |
Mới đây, trong Bảng xếp hạng Các công ty tốt nhất thế giới năm 2024 do Tạp chí Time công bố, AstraZeneca xếp thứ 68 trong số 1.000 doanh nghiệp và giữ vị trí thứ 55 với hạng mục tính minh bạch trong bền vững - thứ hạng cao nhất trong số các công ty dược phẩm.
“Sự công nhận này là minh chứng cho cam kết của hơn 90.000 nhân viên của chúng tôi trong việc đổi mới hệ thống y tế thông qua các giải pháp dựa trên nền tảng khoa học”, AstraZeneca cho biết sau khi danh sách trên được công bố.
Tại Việt Nam, với cam kết kiên định trong việc cải thiện kết quả cho bệnh nhân và nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe, AstraZeneca đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam qua nhiều thập kỷ.
Những phương pháp điều trị tiên tiến nổi bật gần đây của AstraZeneca đã được đưa ra trao đổi tại Hội nghị Nghiên cứu ung thư phổi quốc gia, do Bệnh viện K và AstraZeneca đồng tổ chức vào tháng 6/2024. Hội nghị quy tụ các chuyên gia y tế hàng đầu của Việt Nam và quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết về các thực hành nghiên cứu tiên tiến mới được công bố trong các hội nghị quốc tế về ung thư phổi.
Ông Atul Tandon, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam
Tham dự Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu lâm sàng trong việc phát triển các phương pháp điều trị mới và cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.
Trong thời gian qua, với sự hợp tác mạnh mẽ và toàn diện giữa AstraZeneca với Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và các tổ chức y tế, Công ty đã thúc đẩy triển khai các sáng kiến mang tính đột phá nhằm giải quyết các thách thức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân Việt Nam, như Chương trình “Vì lá phổi khỏe”, “Sức khỏe thanh thiếu niên”, “CaReMe - Yêu Lấy Mình”, Mạng lưới Sáng tạo Đổi mới y tế và nhiều chương trình khác.
Cụ thể, được khởi động từ năm 2023, Mạng lưới Sáng tạo Đổi mới y tế, do AstraZeneca đồng hành cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, nhằm đẩy nhanh việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số trong sàng lọc và phát hiện các bệnh không truyền nhiễm (NCDs), đã được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, với hơn 60 bệnh viện tham gia và sàng lọc bệnh phổi cho hơn 100.000 người.
Năm 2024, dự kiến có hơn 100.000 người dân cả nước được khám các bệnh lý về phổi, hỗ trợ chụp X-quang và cắt lớp vi tính. Người dân cả nước có thể sàng lọc bệnh phổi và ung thư phổi bằng cách gửi thông tin và phim
X-quang tới nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vận hành, dự kiến hơn 1 triệu người dân sẽ được sàng lọc.
Song song với việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, AstraZeneca cũng đưa phát triển bền vững là một trong những trọng tâm phát triển của mình. Nhận ra mối liên kết giữa sức khỏe con người và sức khỏe trái đất, AstraZeneca đã đưa ra những cam kết đầu tư hướng tới việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cũng trong năm ngoái, trong khuôn khổ Chương trình AZ Forest đang được triển khai tại nhiều nước trên thế giới, AstraZeneca công bố khoản đầu tư lên tới 50 triệu USD vào Việt Nam nhằm khôi phục rừng và cảnh quan Việt Nam, từ đó đóng góp vào các mục tiêu Net Zero của quốc gia và Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
Nhằm từng bước tạo ra một hệ sinh thái giúp bệnh nhân tiếp cận hiệu quả quá trình chăm sóc và điều trị chất lượng, AstraZeneca cho biết đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ sản xuất và quy trình đóng gói cho đối tác tại Việt Nam để sản xuất một số loại dược phẩm tiên tiến của AstraZeneca tại Việt Nam.
Đây là một phần của khoản đầu tư 90 triệu USD của Tập đoàn AstraZeneca nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm trong nước. Dự kiến trong giai đoạn 2022-2030, sẽ có 3 sản phẩm thuốc biệt dược gốc quan trọng của AstraZeneca được chuyển giao công nghệ để sản xuất tại Việt Nam.
Ông Atul Tandon, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ: “AstraZenceca luôn cam kết và nỗ lực thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam thông qua các giải pháp mang tính đột phá. Bằng cách hợp tác với Chính phủ, các tổ chức chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia y tế và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chúng tôi đang phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến nhằm giải quyết các nhu cầu còn chưa được đáp ứng của bệnh nhân. Song song đó, trọng tâm của AstraZeneca về tính bền vững chính là kim chỉ nam để đảm bảo rằng, những tiến bộ này sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho người bệnh tại Việt Nam, mà xa hơn nữa là cho cộng đồng, xã hội và hành tinh chúng ta”.
Được thành lập vào năm 1994, AstraZeneca Việt Nam đầu tư 360 triệu USD trong thập kỷ này, với trọng tâm là giảm gánh nặng bệnh tật, nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, nâng cao nghiên cứu và phát triển sinh dược phẩm trong nước và năng lực sản xuất, cũng như phát triển tài năng địa phương và phát triển bền vững. Công ty đã đầu tư 70 triệu USD vào nghiên cứu và phát triển để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng, qua đó củng cố năng lực nghiên cứu của đất nước và cải thiện khả năng tiếp cận sớm các loại thuốc đổi mới cho bệnh nhân.
Với những đóng góp cho nền y tế trong suốt 30 năm hoạt động tại Việt Nam, AstraZeneca Việt Nam đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các tổ chức trong và ngoài nước. Gần đây nhất, Công ty được trao Giải thưởng xuất sắc về khoa học, công nghệ và đổi mới của Phòng Thương mại Anh (BriCham), Giải thưởng Doanh nghiệp phát triển bền vững của Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư.
Năm 2023, AstraZeneca đầu tư 10,9 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu. Cam kết của Tập đoàn được thể hiện qua việc luôn đạt các thứ hạng cao trong Chỉ số Đổi mới và Sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm toàn cầu (Pharmaceutical Innovation and Invention Index), cụ thể là hạng 1 về Sáng chế và hạng 3 về Đổi mới vào năm 2023.
AstraZeneca đang hỗ trợ thực hiện 68 nghiên cứu lâm sàng tại gần 50 bệnh viện trên khắp Việt Nam, với hơn 6.500 bệnh nhân tham gia.
-
Tin mới y tế ngày 13/10: Tiêm vắc-xin sởi tại TP.HCM đạt tỷ lệ cao -
Giảm cân vì gan nhiễm mỡ, cao huyết áp -
Người dân vẫn chủ quan với liên cầu khuẩn -
Quy định mới về công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm và cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm -
Số mô, tạng hiến từ người chết não có xu hướng tăng -
Tin mới y tế ngày 12/10: Ngăn dịch sởi lây lan -
Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024