Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bị “dội nước lạnh”, Nanogen lý giải đề xuất xin cấp phép khẩn cấp vắc-xin
D.Ngân - 23/06/2021 16:27
 
Sau khi bị đại diện Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo “dội nước lạnh”, lãnh đạo Nanogen vẫn giữ quan điểm, việc xin cấp phép khẩn cấp vắc-xin là đúng khoa học, không nóng vội.

Ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc Công ty Nanogen cho biết, vắc-xin phòng Covid-19 của các quốc gia khác như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc cũng cấp phép khẩn cấp trong giai đoạn tương tự giai đoạn 3 như Nano Covax. Thậm chí có vắc-xin còn được cấp phép khẩn cấp sau giai đoạn 2 với tiêm thử nghiệm 200 - 300 người.

Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy vắc-xin Nano Covax sinh kháng thể ở tất cả tình nguyện viên tiêm vắc-xin.

Theo đại diện Nanogen, kiến nghị cấp phép khẩn cấp của đơn vị này dựa trên những báo cáo về độ an toàn, kết quả sinh miễn dịch, khả năng trung hoà các biến thể virus mà Học viện Quân Y và Sở Y tế TP.HCM - 2 đơn vị do Bộ Y tế chỉ định cung cấp.

Trước quan điểm của lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, theo ông Nhân, doanh nghiệp gửi thư cho Thủ tướng chứ không phải Bộ Y tế.

“Tôi thấy Bộ Y tế cũng đang nóng vội trả lời thay cho Thủ tướng”, ông Nhân nêu.

Về tính sinh miễn dịch và hiệu quả của vắc-xin, theo Thông tư mới của Tổ chức Y tế thế giới, khi những đất nước đang sản xuất vắc-xin không có dịch bệnh để so sánh hiệu quả vắc- xin, họ sẽ lấy tiêu chuẩn vàng để đo hiệu quả vắc-xin bằng cách lấy máu của tình nguyện viên sau đó thả virus vào đó để theo dõi hiệu quả bảo vệ của vắc-xin đối với chủng virus biến thể.

Việc này chúng tôi đã làm đầy đủ ở trong pha 1, pha 2 và làm thêm 1.000 ở pha 3. “Tôi cũng không hiểu sao đại diện Bộ Y tế lại trả lời khả năng sinh miễn dịch trong các thử nghiệm chưa nói nên điều gì? Trong khi, đó đây là tiêu chuẩn của WHO để đánh giá một loại vắc-xin", ông Hồ Nhân đặt câu hỏi.

Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy vắc-xin Nano Covax sinh kháng thể ở tất cả tình nguyện viên tiêm vắc-xin.

Vắc-xin sinh miễn dịch ở 100% người đã tiêm, tác dụng với biến thể Sar-Cov-2 nguồn gốc Anh và Nam Phi, trong đó Nam Phi là chủng “nguy hiểm”, có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin.

"Không dùng bất kỳ thành phần sống nào của virus nên Nano Covax an toàn và không gây bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào", đại diện công ty khẳng định.

Trả lời câu hỏi vì sao Bộ Y tế là cơ quan chuyên môn mà Nanogen lại không trình xin cấp phép khẩn cấp trước khi gửi cho Thủ tướng, vị đại diện này lý giải, do có một số vấn đề nên đơn vị đã trình thẳng lên Thủ tướng mà không thông qua Bộ Y tế.

Trước đó, khi Nanogen xin thử nghiệm giai đoạn 3 đã mất một khoảng thời gian rất lâu mới được ký quyết định đồng ý.

Quan điểm của Bộ đưa ra trong việc chậm phê duyệt giai đoạn 3 là phải xin ý kiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO). "Tôi không hiểu một loại vắc-xin do Việt Nam sản xuất không có liên quan gì đến WHO mà lại đi xin ý kiến của cơ quan này", vị đại diện này cho hay.

Cũng theo vị đại diện của Nanogen, việc cấp phép khẩn cấp vắc-xin là vấn đề của quốc gia, đơn vị chuyên môn sẽ không thể quyết định. Sau khi cân nhắc lợi ích quốc gia và rủi ro nguy cơ dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định.

Mục đích mà Nanogen gửi thư cho Thủ tướng Chính phủ không ngoài mục đích gì khác là đẩy nhanh tiến độ để người dân được sử dụng vắc-xin.

Với bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã vượt mốc hơn 10.000, vị đại diện Nanogen cho rằng việc cấp phép cho vắc-xin lúc này là rất cấp thiết.

Ngoài ra, đại diện Công ty Naogen cho biết dù đạt độ an toàn 100% và khả năng miễn dịch của Nano Covax là 99,4% nhưng nhờ sử dụng công nghệ nên doanh nghiệp đã làm chủ được trong hơn 10 năm nay và đảm bảo được nguồn nguyên liệu tốt trên giá bán sự kiến của Nano Covax hiện nay là 120.000 đồng/liều, thấp nhất thế giới.

Nanogen xin cấp phép khẩn cấp vắc-xin Nano Covax
Công ty Nanogen đã có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xin cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin Nano Covax.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư