Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Bước tiến mới của ngành ghép tạng tại Việt Nam
Dương Ngân - 02/03/2023 08:08
 
Các ca ghép đa tạng với kỹ thuật rất khó và phức tạp đã được các bác sỹ thực hiện thành công, giành lại sự sống cho bệnh nhân, khẳng định bước tiến mới của ngành ghép tạng nước nhà.

Kỳ tích giữa đời thường

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa công bố ca ghép đa tạng thành công cho nam bệnh nhân T.T.Q, 37 tuổi, ở Gia Lai. Trước đó, vào ngày 15/2, tập thể thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép đa tạng gồm tim và thận cho bệnh nhân bị mắc suy tim - thận giai đoạn cuối, từ một người hiến đa tạng chết não.

PGS-TS. Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, cách đây 11 năm, bệnh nhân xuất hiện bệnh tim, sau diễn biến thành bệnh cơ tim giãn và rối loạn nhịp tim nặng. 7 năm trước, bệnh nhân có dấu hiệu bệnh thận, dần chuyển thành suy thận mạn giai đoạn cuối và 5 năm nay phải chạy thận chu kỳ 3 lần/tuần.

Nhiều năm nay, bệnh nhân thường xuyên điều trị cấp cứu ở các trung tâm tim mạch lớn tại TP.HCM và Bệnh viện Trung ương Huế, nhưng các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả, chức năng thận suy rất nặng, tiên lượng tử vong cao.

Giữa năm 2022, bệnh nhân đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Sau khi đánh giá kỹ, Hội đồng Chuyên môn của Bệnh viện đã thống nhất chỉ định thực hiện ghép đồng thời cả tim và thận cho bệnh nhân.

Ghép tim và ghép thận là các kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, song ghép cả 2 tạng cùng lúc vẫn là một thách thức lớn, đòi hỏi đội ngũ thầy thuốc phải có sự chuẩn bị rất kỹ càng; đồng thời, phải tìm kiếm được nguồn tạng phù hợp.

Hiện chi phí cho việc ghép tạng còn cao so với thu nhập trung bình của người dân. Một ca ghép thận (gồm quá trình chuẩn bị trước khi ghép, trong khi ghép và điều trị sau ghép) cần khoảng 200 - 250 triệu đồng; bảo hiểm y tế sẽ chi cho người bệnh khoảng 150 - 170 triệu đồng, còn lại do người bệnh chi trả. Trong khi những người bị suy tạng, nhất là người bị suy thận, thường rất khó khăn về kinh tế do mang bệnh nhiều năm, phải điều trị kéo dài, nhiều bệnh nhân không đủ kinh phí để thực hiện ghép.

 
“Ngay cả các cơ sở khám chữa bệnh cũng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả cho bệnh nhân ghép tạng. Với hơn 200 ca ghép hằng năm và hơn 1.000 bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị sau ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103, toàn bộ chi phí cho các bệnh nhân ghép thận là hơn 200 tỷ đồng, chiếm hơn 25% tổng chi phí của Bệnh viện”, đại diện Bệnh viện Quân y 103 cho biết.

PGS-TS. Nguyễn Hữu Ước chia sẻ, trong quá trình ghép đa tạng, khó khăn nhất là giai đoạn cuối của ghép tim, phải làm sao duy trì sự ổn định để tiếp tục ghép thận ngay sau đó. Tới nay, sau 10 ngày ghép, các chức năng tim và thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy ăn uống, giao tiếp và tiếp tục được điều trị thêm trong vài tuần theo các phác đồ chung sau ghép tạng.

Theo GS-TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ghép đa tạng (cùng lúc ghép từ 2 tạng trở lên cho một người bệnh) là phẫu thuật rất khó và phức tạp. Ở Việt Nam mới làm thành công được 3 ca ghép đa tạng, nhưng đây là ca ghép đa tạng tim - thận thành công đầu tiên ở Việt Nam, khẳng định bước tiến mới của ngành ghép tạng nước nhà.

“Sự thành công của ca ghép tim, thận này là nhờ thực hiện nhuần nhuyễn giữa các nhóm kỹ thuật viên ghép tim, ghép thận và gây mê hồi sức, cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại”, GS-TS. Trần Bình Giang nói.

Tại khu vực phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM vừa tiếp nhận tạng hiến từ một người chết não và đã ghép tạng thành công cho 6 người bệnh: một người ghép tim, hai người ghép thận, hai người ghép giác mạc và một người ghép da. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ thực hiện lấy da của người chết não để ghép cho một bệnh nhân bị bỏng nặng.

Bệnh nhân được tiến hành ghép da là L.V.T. (nam, sinh năm 1995, ở Đồng Tháp) bị bỏng 50% độ III toàn thân. Bệnh nhân đã được xuất viện vào tuần thứ 2 sau ghép.

Kỹ thuật ngoại khoa, kỹ thuật nội soi trong ghép tạng cũng ghi nhận nhiều thành công. Sau phẫu thuật lấy thận, người hiến có sức khỏe tốt. Các bệnh nhân được nhận thận từ kỹ thuật lấy thận nội soi tốt.

Lãnh đạo Bệnh viện Quân y 103 cho biết: “Nếu như trước đây, trong công tác ghép thận, không tiến hành ghép cho những người bị viêm gan B và viêm gan C. Hiện nay, nhờ có tiến bộ của các loại thuốc điều trị hai loại viêm gan này, cộng với thuốc chống thải ghép tốt, Bệnh viện Quân y 103 vẫn tiến hành ghép thận cho người bị viêm gan B, C. Với những bệnh nhân này, ngay sau ghép, bệnh nhân được dùng thuốc kháng virus”.

Thách thức về nguồn tạng

Theo PGS-TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện cả nước có 23 bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép tạng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã cấp phép hoạt động cho 10 ngân hàng mô, trong đó có một số ngân hàng mô chuyên biệt (tế bào gốc) và đã thực hiện được hàng ngàn ca ghép mô (giác mạc, da, tủy...). Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai thi hành, quy định về ngân hàng mô trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, cũng như các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp.

Theo số liệu của Hội Ghép tạng Việt Nam, từ năm 1992 đến nay, nước ta đã ghép tạng cho khoảng gần 7.000 người, trong đó có hơn 6.000 ca ghép thận; gần 400 ca ghép gan; hơn 60 ca ghép tim; 10 ca ghép phổi…

PGS-TS. Đồng Văn Hệ, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, hiện nay, 95% ca ghép tạng ở Việt Nam được tiến hành từ người cho sống, chỉ có 5% ca ghép từ người cho chết não, điều này đi ngược với xu hướng chung của toàn thế giới. “Đây là một khó khăn, thách thức, cần truyền thông, vận động nhằm tăng cường nguồn tạng hiến để cứu sống người bệnh”, PGS-TS. Đồng Văn Hệ nói.

Kỳ tích giữa đời thường

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa công bố ca ghép đa tạng thành công cho nam bệnh nhân T.T.Q, 37 tuổi, ở Gia Lai. Trước đó, vào ngày 15/2, tập thể thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép đa tạng gồm tim và thận cho bệnh nhân bị mắc suy tim - thận giai đoạn cuối, từ một người hiến đa tạng chết não.

PGS-TS. Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, cách đây 11 năm, bệnh nhân xuất hiện bệnh tim, sau diễn biến thành bệnh cơ tim giãn và rối loạn nhịp tim nặng. 7 năm trước, bệnh nhân có dấu hiệu bệnh thận, dần chuyển thành suy thận mạn giai đoạn cuối và 5 năm nay phải chạy thận chu kỳ 3 lần/tuần.

Nhiều năm nay, bệnh nhân thường xuyên điều trị cấp cứu ở các trung tâm tim mạch lớn tại TP.HCM và Bệnh viện Trung ương Huế, nhưng các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả, chức năng thận suy rất nặng, tiên lượng tử vong cao.

Giữa năm 2022, bệnh nhân đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Sau khi đánh giá kỹ, Hội đồng Chuyên môn của Bệnh viện đã thống nhất chỉ định thực hiện ghép đồng thời cả tim và thận cho bệnh nhân.

Ghép tim và ghép thận là các kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, song ghép cả 2 tạng cùng lúc vẫn là một thách thức lớn, đòi hỏi đội ngũ thầy thuốc phải có sự chuẩn bị rất kỹ càng; đồng thời, phải tìm kiếm được nguồn tạng phù hợp.

PGS-TS. Nguyễn Hữu Ước chia sẻ, trong quá trình ghép đa tạng, khó khăn nhất là giai đoạn cuối của ghép tim, phải làm sao duy trì sự ổn định để tiếp tục ghép thận ngay sau đó. Tới nay, sau 10 ngày ghép, các chức năng tim và thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy ăn uống, giao tiếp và tiếp tục được điều trị thêm trong vài tuần theo các phác đồ chung sau ghép tạng.

Theo GS-TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ghép đa tạng (cùng lúc ghép từ 2 tạng trở lên cho một người bệnh) là phẫu thuật rất khó và phức tạp. Ở Việt Nam mới làm thành công được 3 ca ghép đa tạng, nhưng đây là ca ghép đa tạng tim - thận thành công đầu tiên ở Việt Nam, khẳng định bước tiến mới của ngành ghép tạng nước nhà.

“Sự thành công của ca ghép tim, thận này là nhờ thực hiện nhuần nhuyễn giữa các nhóm kỹ thuật viên ghép tim, ghép thận và gây mê hồi sức, cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại”, GS-TS. Trần Bình Giang nói.

Tại khu vực phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM vừa tiếp nhận tạng hiến từ một người chết não và đã ghép tạng thành công cho 6 người bệnh: một người ghép tim, hai người ghép thận, hai người ghép giác mạc và một người ghép da. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ thực hiện lấy da của người chết não để ghép cho một bệnh nhân bị bỏng nặng.

Bệnh nhân được tiến hành ghép da là L.V.T. (nam, sinh năm 1995, ở Đồng Tháp) bị bỏng 50% độ III toàn thân. Bệnh nhân đã được xuất viện vào tuần thứ 2 sau ghép.

Kỹ thuật ngoại khoa, kỹ thuật nội soi trong ghép tạng cũng ghi nhận nhiều thành công. Sau phẫu thuật lấy thận, người hiến có sức khỏe tốt. Các bệnh nhân được nhận thận từ kỹ thuật lấy thận nội soi tốt.

Lãnh đạo Bệnh viện Quân y 103 cho biết: “Nếu như trước đây, trong công tác ghép thận, không tiến hành ghép cho những người bị viêm gan B và viêm gan C. Hiện nay, nhờ có tiến bộ của các loại thuốc điều trị hai loại viêm gan này, cộng với thuốc chống thải ghép tốt, Bệnh viện Quân y 103 vẫn tiến hành ghép thận cho người bị viêm gan B, C. Với những bệnh nhân này, ngay sau ghép, bệnh nhân được dùng thuốc kháng virus”.

Thách thức về nguồn tạng

Theo PGS-TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện cả nước có 23 bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép tạng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã cấp phép hoạt động cho 10 ngân hàng mô, trong đó có một số ngân hàng mô chuyên biệt (tế bào gốc) và đã thực hiện được hàng ngàn ca ghép mô (giác mạc, da, tủy...). Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai thi hành, quy định về ngân hàng mô trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, cũng như các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp.

Theo số liệu của Hội Ghép tạng Việt Nam, từ năm 1992 đến nay, nước ta đã ghép tạng cho khoảng gần 7.000 người, trong đó có hơn 6.000 ca ghép thận; gần 400 ca ghép gan; hơn 60 ca ghép tim; 10 ca ghép phổi…

PGS-TS. Đồng Văn Hệ, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, hiện nay, 95% ca ghép tạng ở Việt Nam được tiến hành từ người cho sống, chỉ có 5% ca ghép từ người cho chết não, điều này đi ngược với xu hướng chung của toàn thế giới. “Đây là một khó khăn, thách thức, cần truyền thông, vận động nhằm tăng cường nguồn tạng hiến để cứ

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim, thận cùng lúc cho một bệnh nhân
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca ghép đa tạng (gồm tim và thận) cho một bệnh nhân mắc suy tim, thận giai đoạn cuối,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư