Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 01 năm 2025,
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ là đòn bẩy phát triển mới cho Cao Bằng
Minh Trang - 26/11/2023 13:51
 
Để Cao Bằng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, chinh quyền địa phương đang huy động mọi nguồn lực để đầu tư những tuyến giao thông hiện đại, tiện lợi, trong đó có đường bộ cao tốc từ Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Phối cảnh cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Phối cảnh cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Cao Bằng - Công viên địa chất toàn cầu tươi đẹp, hùng vĩ nơi địa đầu Tổ quốc, nơi khởi nguồn của cách mạng Việt Nam. Lợi thế đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 333km, nhưng Cao Bằng không có sân bay, cảng biển. Trong đó, hành trình bằng đường bộ từ Cao Bằng về Hà Nội phải mất 7 - 8 giờ di chuyển, qua những khu vực địa hình hiểm trở. Những rào cản của hạ tầng giao thông nói trên đã khiến Cao Bằng chưa phát huy được tiềm năng xứng tầm.

Phá rào cản hạ tầng

Từ nhiều năm nay, tuyến cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã được Chính phủ và chính quyền địa phương xác định à lối mở, đòn bẩy đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, kết nối Cao Bằng với các tỉnh biên giới và đặc biệt kết nối với Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước.

“Để Cao Bằng phát triển, xóa được đói giảm được nghèo, đời sống nhân dân được nâng lên thì không có một cách nào khác đó là phải tập trung vào những tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh”, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết.

Tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, được Bộ GTVT lập quy hoạch có chiều dài 144km, với tổng vốn đầu tư trên 47.000 tỷ đồng. Đây là dự án rất khó khăn cả về địa hình, địa chất, yếu tố kỹ thuật, thủ tục pháp lý, đặc biệt là nhu cầu vốn rất lớn. Đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến quan tâm, tìm hiểu, khảo sát nhưng họ đều không quay trở lại, vì thế trong nhiều năm qua dự án vẫn chưa thể triển khai thực hiện.

Năm 2019, tỉnh Cao Bằng đã mời Tập đoàn Đèo Cả về tham gia nghiên cứu triển khai Dự án. Quy hoạch ban đầu sau năm 2030, đã được tham mưu địa phương đề xuất Thủ tướng triển khai sớm trước năm 2030 để có cơ sở nghiên cứu, triển khai dự án.

Với kinh nghiệm xây dựng thành công các công trình giao thông trọng điểm của ngành giao thông Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất phương án điều chỉnh hướng tuyến với hầm xuyên núi cùng cầu vượt thung lũng, rút ngắn chiều dài tuyến xuống còn dưới 100km, giảm tổng mức đầu tư xuống còn khoảng 23.000 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với phương án ban đầu.

Tuy nhiên, với tổng mức đầu tư lên tới 20.000 tỷ đồng trong bối cảnh tỉnh Cao Bằng còn khó khăn, bắt buộc nhà đầu tư đề xuất dự án phải tiếp tục có những giải pháp như phân kỳ đầu tư và nâng tỷ lệ vốn góp Nhà nước để đảm bảo tính khả thi tài chính.

Phấn đấu trở thành hình mẫu PPP

Hiện nay, Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đang được Chính phủ kiến nghị Quốc hội đưa vào danh mục dự án được áp dụng thuộc chính sách 1 - tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP công trình đường bộ tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư dự án theo đề xuất của UBND tỉnh Cao Bằng so với mức 50% hiện hành.

Đây là cơ chế nằm trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đang được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Theo tính toán, thực phương thức đầu tư PPP so với việc chọn hình thức đầu tư công thì dự án đã tiết kiệm được cho ngân sách hơn 10.000 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 4.500 tỷ đồng là phần vốn của nhà đầu tư, 6.000 tỷ đồng từ ngân sách khi Nhà nước sẽ phải bỏ ra cho chi phí vận hành, bảo trì trong suốt vòng đời dự án gần 25 năm.

Đồng Đăng – Trà Lĩnh đã đi được chặng đường dài, chứng kiến sự quyết tâm rất lớn của các bên tham gia từ địa phương đến doanh nghiệpngân hàng bằng rất nhiều nỗ lực, sáng tạo vượt khó.

Đây sẽ là dự án minh chứng cho mô hình hợp tác công tư đi vào hiện thực, là lối thoát duy nhất cho các nước đang phát triển và sự chọn lựa cho các địa phương thoát nghèo.

Trong bối cảnh Luật PPP ban hành nhưng rất ít dự án PPP được triển khai, thậm chí một số dự án đã phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư công, kéo dài thủ tục, tiêu tốn thêm nhiều vốn ngân sách thì Dự án PPP Đồng Đăng - Trà Lĩnh như một mô hình mẫu để nhân rộng.

Nếu chính sách được tháo gỡ kịp thời sẽ tạo hành lang quan trọng để lĩnh vực PPP phát triển theo đúng kỳ vọng, tạo nguồn lực phát triển, mang lại lợi ích tổng thể cho đất nước, người dân và doanh nghiệp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư