-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29%
-
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành -
ĐHĐCĐ ELCOM: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mở rộng mảng bất động sản
Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT đã thoái toàn bộ 6.047.747 cổ phiếu CII, giảm sở hữu từ 2,13% vốn điều lệ, xuống 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 10/10 đến ngày 23/10.
Ngoài ra, bà Phạm Thị Thuý Hằng, vợ ông Lê Quốc Bình cũng vừa thoái ra toàn bộ 4 triệu cổ phiếu CII, giảm sở hữu từ 1,41% vốn điều lệ, xuống còn 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 10/10 đến ngày 23/10.
Được biết, từ ngày 10/10 đến ngày 23/10, cổ phiếu CII đã giảm từ giá cao nhất 18.400 đồng/cổ phiếu, xuống giá thấp nhất là 15.050 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, giả sử tính giá thấp nhất là 15.050 đồng/cổ phiếu, ước tính khi thoái toàn bộ cổ phiếu ông Lê Quốc Bình và vợ sẽ thu được số tiền tối thiểu khoảng 151,2 tỷ đồng.
Ông Lê Quốc Bình và vợ dự kiến bỏ 162 tỷ đồng để mua trái phiếu
Ở chiều ngược lại, từ ngày 26/10 đến ngày 9/11, ông Lê Quốc Bình đăng ký mua 10 triệu quyền mua trái phiếu chuyển đổi mã CII42301 và bà Phạm Thị Thuý Hằng đăng ký mua 6 triệu quyền mua trái phiếu chuyển đổi mã CII42301.
Nếu giao dịch thành công, ông Lê Quốc Bình và vợ sẽ sở hữu 1,62 triệu trái phiếu. Trong đó, ông Lê Quốc Bình sở hữu 1.010.000 trái phiếu và bà Phạm Thị Thuý Hằng sở hữu 610.000 trái phiếu.
Được biết, trái phiếu mã CII42301 được phát hành với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, ước tính ông Lê Quốc Bình và vợ sẽ bỏ ra tổng số tiền khoảng 162 tỷ đồng để mua vào trái phiếu, số tiền này nhiều hơn so với số tiền đã bán toàn bộ cổ phiếu và thu về tối thiểu 151,2 tỷ đồng.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 lần thứ hai vào ngày 17/10, ông Lê Quốc Bình cho biết việc bán ra toàn bộ cổ phiếu với mục đích chuyển từ cổ đông sang chủ nợ (đầu tư trái phiếu chuyển đổi của CII). Thực ra trái phiếu chuyển đổi là cổ đông, nếu thị trường xấu mà phải xử lý tài sản thì sở hữu trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu như nhau.
Ông Bình cho biết, đây là khoản đầu tư dài hạn vào Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM. Nắm giữ trái phiếu, số lượng trái phiếu khi chuyển đổi sẽ được nhiều cổ phiếu hơn. Nếu khi nào ông nghỉ hưu, ông mới nghĩ tới không nắm giữ Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM.
"Bây giờ đầu tư gì cũng rủi ro, Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đang có dòng tiền ổn định, mua trái phiếu Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM là khoản đầu tư thông minh. Sau khi bán cổ phiếu ra, sẽ đăng ký mua trái phiếu, có thể bỏ thêm tiền nữa để mua trái phiếu phát hành thêm”, ông Bình nhấn mạnh.
Gia hạn thời gian phát hành 2.840,2 tỷ đồng trái phiếu thêm 30 ngày
Một diễn biến đáng lưu ý, ngày 20/10, Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thông báo việc gia hạn thời gian phân phối trái phiếu thêm 30 ngày so với hạn cuối giấy phép chào bán (tức đến ngày 26/1/2024).
Trước đó, ngày 10/10, Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thông báo điều chỉnh thời gian chuyển nhượng quyền mua trái phiếu chuyển đổi từ ngày 26/10/2023 đến ngày 9/11/2023 sang thời gian mới từ ngày 26/10/2023 đến ngày 14/11/2023. Ngoài ra, điều chỉnh thời gian đăng ký mua và nộp tiền mua trái chuyển chuyển đổi từ ngày 26/10/2023 đến ngày 15/11/2023 sang thời gian mới từ ngày 26/10/2023 đến ngày 20/11/2023. Trong đó, Công ty cho biết thêm, ngày phát hành chính thức trái phiếu chuyển đổi dự kiến ngày 15/12/2023.
Quay trở lại với lần gia hạn ngày 20/10, Công ty cho biết có hai nhóm lý do chính cho việc gia hạn trên.
Đầu tiên, Công ty nhận được thông báo của Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận và CTCP Đầu tư Xây dựng Xa Lộ Hà Nội về việc điều chỉnh thời gian phát hành trái phiếu riêng lẻ sang cuối tháng 1/2024 thay vì tháng 12/2023 như kế hoạch ban đầu, để tránh việc BOT tỉnh Ninh Thuận và CTCP Đầu tư Xây dựng Xa Lộ Hà Nội trả nợ trước hạn vào thời điểm kết thúc năm 2023.
Ngoài ra, số tiền huy động của Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM nếu huy động vào cuối tháng 12/2023, số tiền này sẽ chưa sử dụng theo phương án phát hành, phải gửi tiền không kỳ hạn với lãi suất 0%/năm cho đến quý I/2024, việc chưa sử dụng ngay nguồn tiền phát hành sẽ làm phát sinh thêm chi phí vốn.
Và thứ hai, Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM cũng đã tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư/cổ đông thì nhận thấy nhà đầu tư/cổ đông rất quan tâm và mong muốn mua trái phiếu do Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM phát hành. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung của thị trường và giá trị trái phiếu phát hành cũng khá lớn nên nhà đầu tư/cổ đông cần thời gian để tổ chức thu xếp vốn với các tổ chức tín dụng, tài chính.
Chính vì hai nguyên nhân trên, Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM quyết định gia hạn thời gian phân phối trái phiếu thêm 30 ngày so với hạn cuối theo giấy phép chào bán (tức đến ngày 26/1/2024).
Được biết, ngày 16/10, Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đã chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua trái phiếu, tỷ lệ 10:1, cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 trái phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu.
Trong đó, đây là trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, không có tài sản đảm bảo, không kèm chứng quyền, kỳ hạn 10 năm, lãi suất cố định 10%/năm trong 4 kỳ đầu tiên và sẽ thả nổi với mức lãi suất bằng 2,5%/năm cộng với lãi suất bình quân tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, tổng số tiền huy động dự kiến 2.840,2 tỷ đồng.
Số tiền huy động, Công ty dùng 1.640,2 tỷ đồng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của CTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội phát hành; và còn lại 1.200 tỷ đồng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp do Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận phát hành.
Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội và Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận đều là công ty con của CII. CII sở hữu lần lượt 51% và 100% vốn điều lệ tại 2 đơn vị này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/10, cổ phiếu CII giảm 650 đồng, về 15.600 đồng/cổ phiếu.

-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành -
ĐHĐCĐ ELCOM: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mở rộng mảng bất động sản
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô