-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Ngân hàng Thế giới ước tính kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2022. Ảnh: AFP |
Ngân hàng Thế giới vừa hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 đối với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương từ 5,4% xuống 5%, đồng thời cảnh báo rằng mức tăng trưởng này có thể giảm xuống 4% nếu các điều kiện tiếp tục suy yếu và 6 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo.
Ngân hàng Thế giới cũng hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, ước tính rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng 5% trong năm nay, giảm mạnh so với mức 8,1% của năm ngoái. Như vậy, dự báo tăng trưởng của Ngân hàng Thế giới thấp hơn cả mục tiêu chính thức của Trung Quốc là khoảng 5,5%.
Trong báo cáo nhật mới nhất về khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới nhận định: "Cũng giống như khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang chống chọi với các 'cơn bão' Covid-19 tái diễn, ba 'đám mây' đã tụ trên bức tranh kinh tế, điều này có nghĩa tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn và tỷ lệ nghèo tăng lên".
Ngân hàng Thế giới cho biết, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất có thể sẽ châm ngòi cho dòng vốn rời khỏi các nền kinh tế đang phát triển và gây áp lực lên đồng tiền của họ; do đó buộc các nền kinh tế này phải "sớm" thắt chặt tài khóa và điều này sẽ tổn hại đến tăng trưởng.
Mặt khác, dịch Covid-19 đang bùng phát ở Trung Quốc, cách tiếp cận không khoan nhượng của họ nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, cộng với những khó khăn của ngành bất động sản nước này có thể kéo giảm xuất khẩu của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
"Những cú sốc nhất định đối với hoạt động kinh tế ở Trung Quốc, cũng có khả năng ảnh hưởng đến các nước ở Đông Á - Thái Bình Dương có hoạt động thương mại ngày càng hướng đến thị trường Trung Quốc", Ngân hàng Thế giới nhận định.
Theo đài CNN, Trung Quốc đang ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng cao nhất kể từ đợt bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán vào năm 2020 và các thành phố lớn đã phải phong tỏa nghiêm ngặt.
Giới chức thành phố Thượng Hải - trung tâm tài chính của Trung Quốc và là nơi có cảng container lớn nhất thế giới - đã áp dụng phong tỏa theo từng giai đoạn đối với 25 triệu dân vào tuần trước. Trên các con phố, các cửa hàng và nhà hàng đều đóng cửa, trong khi các nhà máy cũng phải đóng cửa, còn các bến cảng ùn ứ tàu hàng.
Cũng theo Ngân hàng Thế giới, những cú sốc từ chiến sự Nga - Ukraine có thể ảnh hưởng đến khu vực Đông Á - Thái Bình Dương một cách "rõ rệt nhất" qua việc làm gián đoạn nguồn cung ứng hàng hóa và làm gia tăng căng thẳng tài chính.
"Chiến sự và các lệnh trừng phạt có thể đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu thế giới tăng cao, làm tổn hại đến người tiêu dùng và tăng trưởng", Ngân hàng Thế giới đánh giá, đồng thời cảnh báo số người nghèo ở Philippines có thể tăng thêm 1,1 triệu nếu giá ngũ cốc tăng 10% trong năm nay.
-
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ông Trump để thúc đẩy quan hệ -
Sản lượng dầu thô, khí đốt của Iran đạt mức cao đáng kể -
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Áo
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"