-
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn -
Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình -
Anh hùng LLVT, doanh nhân Phan Văn Quý: Làm kinh tế cũng như trong quân sự, chọn thời cơ là vô cùng quan trọng -
Nhà sáng lập cần có cả sức lực và trí lực -
Nguyễn Huyền Nhung, Đồng sáng lập, CEO chuỗi Bò An Khang: Tay ngang gây dựng chuỗi nhà hàng bò tươi -
Doanh nhân Bùi Thành Được, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Miền Tây Xanh: Đưa cỏ bàng nơi “rốn phèn” xuất ngoại
Ngược lại, ông còn mừng hơn vì càng nhiều đơn vị chuyên nghiệp tham gia thị trường, sẽ giúp người tiêu dùng được sử dụng cà phê sạch nhiều hơn.
Doanh nhân Nguyễn Đức Hưng. |
Giải pháp tối ưu chi phí cho đối tác
5 giờ chiều, từng dòng ô tô, xe máy nối đuôi nhau trên đường An Dương Vương (quận 5), một trong những tuyến đường lớn nhất TP.HCM. Các ngã tư cắt ngang con đường này chật kín xe mỗi khi đèn đỏ, tiếng máy nổ trộn với tiếng còi xe tạo thành những âm thanh hỗn tạp, ồn ã.
Nhưng tại ngã tư An Dương Vương - Lê Hồng Phong, âm thanh đó phần nào bị lấn át bởi tiếng nhạc sôi động phát ra từ quán cà phê Napoli 6 tầng nằm ở góc đường. Trong quán, không khí khá nhộn nhịp, bên phải là một nhóm kỹ thuật đang lắp đặt máy bán hàng tự động thanh toán bằng QR code; bên trái là hai nhân viên đang hướng dẫn khách đặt món trên màn hình cảm ứng.
Đây là một trong hàng ngàn quán thuộc chuỗi Napoli Coffee. Thời điểm đầu năm 2020, chuỗi này có hơn 2.000 chi nhánh nhượng quyền trên toàn quốc (phần lớn tập trung ở TP.HCM). Covid-19 đã khiến khoảng 30% cửa hàng trong số đó ngừng hoạt động. Mặc dù vậy, số lượng cửa hàng còn lại của Napoli cũng đủ giúp thương hiệu này nằm ở nhóm dẫn đầu trong các chuỗi cà phê ở Việt Nam.
Sự phổ biến của thương hiệu Napoli Coffee đến từ mô hình nhượng quyền… không giống ai của ông Nguyễn Đức Hưng, sáng lập, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Sản xuất - Thương mại - Xuất nhập khẩu cà phê Napoli (Napoli). Nếu như các nhãn hiệu khác thu phí nhượng quyền hằng tháng cùng 5 - 10% chi phí hỗ trợ marketing, chiến lược kinh doanh trên tổng doanh thu…, thì Napoli không thu bất kỳ khoản phí nào, kể cả việc sử dụng thương hiệu để kinh doanh.
Ngay cả sản phẩm cà phê, Napoli cũng không ràng buộc các đối tác nhận nhượng quyền sử dụng cà phê của Công ty, dù Napoli có 3 xưởng sản xuất. Napoli chỉ yêu cầu đối tác phải đáp ứng quy định sử dụng cà phê hạt, đảm bảo nguồn gốc; nếu vi phạm, đối tác sẽ bị phạt.
Vậy Napoli “sống” nhờ đâu?
Ông Hưng cho biết, Napoli có 3 gói nhượng quyền, trị giá 70 triệu đồng cho quán cà phê 50 m2; 160 triệu đồng cho quán 50 - 100 m2 và 350 triệu đồng cho quán từ 100 m2 trở lên.
Các gói này bao gồm chi phí bảo hành 5 năm, trang trí, bàn ghế, ánh sáng, đồng phục, hướng dẫn quy trình pha chế… để quán có thể vận hành (trừ thiết bị vệ sinh và công tác tuyển nhân sự). Các thiết bị đều do Công ty tự sản xuất, nên chi phí rẻ hơn ít nhất hai lần so với khách hàng tự trang bị. Đặc biệt, thời gian thi công là lợi thế lớn nhất của Napoli, chỉ cần 7 - 10 ngày là một quán cà phê Napoli được thiết kế hoàn thiện và có thể vận hành.
Không phủ nhận doanh thu từ việc cung cấp giải pháp thiết kế quán cà phê trọn gói cho các đối tác chính là “nguồn sống” cho Napoli trong hơn 20 năm qua, nhưng vị doanh nhân ngoài tứ tuần này nhấn mạnh, điều ông quan tâm nhất là, giải pháp của Napoli sẽ giúp khách hàng có cơ hội thưởng thức cà phê sạch nhiều hơn.
“Mở một quán cà phê cần rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu, như thuê mặt bằng, thiết kế quán, mua đồ dùng, trang thiết bị... Napoli đưa ra giải pháp giúp các đối tác tiết kiệm đáng kể chi phí ban đầu, từ đó giảm áp lực về tài chính và có thể đầu tư cho chất lượng, nguyên liệu sạch”, ông Hưng chia sẻ.
Ý tưởng “ngược đời”
Năm 1996, chàng thanh niên 18 tuổi Nguyễn Đức Hưng đỗ 3 trường đại học là Kinh tế, Kiến trúc, Bách khoa và quyết định theo học hai trường Kinh tế, Kiến trúc vì gần nhau, có thể tiết kiệm thời gian đi lại.
Napoli Coffee lấy cảm hứng từ một thành phố đẹp của Italia
Thời sinh viên, qua sách báo, ông Hưng biết đến Napoli là một thành phố ở Italia với nhiều quán cà phê đẹp. Người dân ở đây thường bắt đầu mỗi buổi sáng cùng tách cà phê đậm vị và hương thơm nồng ấm.
Ông rất ấn tượng với hình ảnh đẹp này, nên khi khởi nghiệp, đã dùng tên thành phố Napoli để đặt cho chuỗi thương hiệu quán cà phê của mình.
“Hơn nữa, Napoli cũng dễ đọc, thuận tiện cho việc nhượng quyền thương hiệu”, ông Hưng chia sẻ.
Ông kể, thời đó, trừ các môn học chính, các môn phụ đều có thể tự học tại nhà. Với bản tính năng động, ông vừa học, vừa tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm thêm, tìm hiểu thị trường. Ban đầu, ông phân phối cà phê, công việc thuận lợi, nên thuê thêm hai người để làm. Sau đó, nhận thấy nhu cầu mở quán cà phê và sửa quán khá nhiều, ông kiêm luôn việc thiết kế quán.
Dành thời gian tìm hiểu các mô hình nhượng quyền quán cà phê của nước ngoài, ông Hưng nhận thấy, những mô hình đó không hoàn toàn phù hợp ở Việt Nam, nhất là chi phí nhượng quyền quá cao, rất khó thuyết phục đối tác mua lại. Trong khi đó, điều khách hàng cần nhất là giải pháp rút ngắn thời gian đưa quán vào vận hành. Nhượng quyền thương hiệu quán cà phê 0 đồng - ý tưởng “ngược đời” của ông Hưng bắt đầu từ đó.
Thời gian đầu, chẳng đối tác nào hiểu nhượng quyền là gì, ông Hưng phải giải thích cho họ theo cách “bình dân” hơn là giúp khách thiết kế quán cà phê đẹp mắt, có thương hiệu rõ ràng để thu hút khách…
Những quán cà phê đầu tiên treo biển “Napoli Coffee” lần lượt được mở ở Cống Quỳnh (quận 1), Nguyễn Thị Diệu (quận 3), Tân Thuận Tây (quận 7) tại TP.HCM. 20 năm trước, mô hình quán cà phê Napoli khá lớn, phần lớn đều có diện tích trên 50 m2, vì chi phí mặt bằng chưa cao như bây giờ. 10 năm trở lại đây, Napoli có thêm mô hình quán dưới 50 m2, thiết kế như cà phê vỉa hè, tự phục vụ với không gian quán trẻ trung, hiện đại.
“Phải thay đổi, thì khách hàng mới tham gia nhận nhượng quyền thương hiệu của mình”, ông Hưng cười và nói.
Tiếng lành đồn xa, chủ quán truyền tai nhau, những chiếc biển hiệu với hình ảnh người đàn ông đội nón cowboy màu đỏ cùng dòng chữ Napoli Coffee màu trắng bắt đầu được treo nhiều hơn trên các tuyến đường đông người qua lại ở TP.HCM.
Giai đoạn 2014 - 2015, số lượng đối tác tham gia nhượng quyền cà phê Napoli tăng nhanh nhất. Có tháng, ông Hưng mở tới 20 quán. Công ty duy trì khoảng 50 nhân viên làm việc tại xưởng sản xuất đồ gỗ và rang xay cà phê.
Chiến lược tham vọng
Mới đây, “ông lớn” ngành sữa - Vinamilk - công bố sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng Hi-Café bằng cách tích hợp vào hơn 300 cửa hàng Giấc mơ sữa sạch trên toàn quốc. Trước đó, chuỗi Cà phê ông Bầu, đứng sau lưng là ba ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm và Nutifood cũng tham thị trường cà phê theo hình thức nhượng quyền.
Đây không phải lần đầu, các công ty niêm yết tham gia nhượng quyền chuỗi cà phê. Trước đó, Masan từng góp mặt với chuỗi De Nam; Kinh Đô cũng có kế hoạch bước chân vào thị trường, song thương vụ mua lại chuỗi PhinDeli bất thành. Không đứng ngoài cuộc chơi, Tập đoàn Trung Nguyên Legend cũng đẩy mạnh hệ thống nhượng quyền chuỗi E-Coffee trong thời gian gần đây.
Thêm nhiều đối thủ, thì “miếng bánh” thị phần sẽ bị chia sẻ, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, nhưng ông Hưng lại… mừng. Ông bảo, nếu có thêm nhiều doanh nghiệp lớn tham gia mở chuỗi cà phê, đồng nghĩa cơ hội tiếp cận cà phê sạch của người tiêu dùng sẽ ngày càng cao. Theo ước tính của ông chủ Napoli Coffee, cà phê trộn chiếm đến 60% lượng cà phê tiêu thụ ở TP.HCM và tỷ lệ này còn cao hơn ở các tỉnh lẻ.
Theo ông Hưng, đối thủ mạnh nhất của các doanh nghiệp nhượng quyền cà phê chính là đội ngũ sản xuất cà phê trộn đậu nành, bắp. Ở TP.HCM có hơn 1.000 xưởng như vậy. Với lợi nhuận lên đến hơn 60% đối với mỗi kilogram cà phê trộn bán ra, đội ngũ này có sức sống mãnh liệt hơn bất kỳ chuỗi cà phê ngàn tỷ nào. Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy điều đó, nhiều doanh nghiệp lớn phải dừng “cuộc chơi”, trong khi những cơ sở kinh doanh cà phê trộn vẫn tồn tại, “sống khỏe”.
Đây cũng là lý do ông Hưng không ràng buộc đối tác nhận nhượng quyền thương hiệu phải sử dụng nguyên liệu của Napoli, mà để họ thoải mái chọn nguồn cung, với điều kiện phải là cà phê hạt có nguồn gốc rõ ràng.
Năm 2012, ông Hưng đăng ký giấy phép kinh doanh lần 2, bổ sung thêm nhiều ngành nghề, trong đó có xuất khẩu. Tham vọng của ông chủ Napoli là đưa thương hiệu và cà phê Việt Nam sang nước ngoài. Ông đã dành nhiều năm để chuẩn bị kỹ càng từng đường đi, nước bước cho kế hoạch này. Nhưng đầu năm nay, Covid-19 bùng phát, nên kế hoạch khai trương Napoli Coffee thông qua hợp tác nhượng quyền thương hiệu với các đối tác ở Lào, Campuchia và Myanmar đang tạm hoãn lại. Theo dự kiến ban đầu, đến hết năm 2021, sẽ có ít nhất 100 quán cà phê Napoli xuất hiện ở các quốc gia này.
“Ở những nước đó thì tôi thu phí nhượng quyền như mô hình quốc tế. Chính sách nhượng quyền 0 đồng chỉ dành cho đối tác tại Việt Nam mà thôi”, ông Hưng nói.
Ông thường làm gì lúc rảnh rỗi?
Tôi tư vấn mở quán cho người có nhu cầu, xem phong thủy giùm quán của họ. Đây là một phần công việc của nghề kiến trúc sư.
Nếu không khởi nghiệp với cà phê, ông sẽ làm gì?
Tôi sẽ làm thiết kế. Tôi vẫn hay nhận thêm việc thiết kế quán bar, nhà hàng.
Ai là người định hướng kinh doanh cho ông?
Ba tôi. Ông định hướng nghề nghiệp cho tất cả các con, mỗi người một ngành.
-
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn -
Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình -
Doanh nhân Đỗ Thị Thanh Hà: “Hãy làm điều tốt nhất vào ngày hôm nay” -
Anh hùng LLVT, doanh nhân Phan Văn Quý: Làm kinh tế cũng như trong quân sự, chọn thời cơ là vô cùng quan trọng
-
Nhà sáng lập cần có cả sức lực và trí lực -
Đỗ Đức Mười, nhà sáng lập Transform Studio: Mở ra thị trường mới nhờ đam mê siêu anh hùng -
Nguyễn Huyền Nhung, Đồng sáng lập, CEO chuỗi Bò An Khang: Tay ngang gây dựng chuỗi nhà hàng bò tươi -
Doanh nhân Bùi Thành Được, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Miền Tây Xanh: Đưa cỏ bàng nơi “rốn phèn” xuất ngoại -
Shark Phú: Thời điểm khởi đầu tốt cho các ngành đã “đứng im” thời đại dịch -
Hai bước chuẩn bị để tuyển dụng đúng người tài -
Doanh nhân Phạm Huy Cận, Nhà sáng lập Công ty TNHH Thiết kế và Dịch vụ DMC: Tự làm mới chính mình
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá