-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
Việc Ngân sách trung ương tham gia hỗ trợ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phương án tài chính cho Dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng và cũng là ràng buộc quan trọng để các ngân hàng cho vay đủ 3.400 tỷ đồng vốn tín dụng. |
Đây là đề xuất của Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Đại biểu Quốc hội Lạng Sơn) tại phiên thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020 và thảo luận về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2018 diễn ra vào sáng nay.
Theo Đại biểu Thành, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào ngày 17/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với tinh thần sẽ hoàn thành vào năm 2020, tức là vào thời điểm năm nay.
Cam kết này của Thủ tướng đã đem lại niềm tin và kỳ vọng rất lớn của nhân dân vì ý nghĩa và tầm quan trọng của tuyến cao tốc này đối với phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang mà cả Cao Bằng và các tỉnh phía Nam với vị trí, vai trò là Lạng Sơn là một đầu mối thông thương với kinh tế đối với Trung Quốc.
Đại biểu Thành cho biết, thực hiện cam kết, Thủ tướng đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Bộ Giao thông, Ngân hàng nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cùng nhà đầu tư đã có những vận động tích cực để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng với mục tiêu hoàn thành công trình này.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án này gặp rất nhiều trở ngại. Hợp phần một từ Bắc Giang - Lạng Sơn 64km mới được hoàn thành và đi vào thực hiện năm 2019. Tuyến còn lại từ Chi Lăng - Hữu Nghị 43 km với tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ chưa được tiến hành triển khai. Trong khi đó, chủ đầu tư đã huy động 424 tỷ để giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, các chi phí kiểm đếm, những nội dung chuẩn bị cho đầu tư, đã bàn giao cắm mốc, đã thực hiện bàn giao mặt bằng được 20% công trình. Tuy nhiên, hiện nay trở ngại của nó là vốn không bố trí được.
Thực hiện văn bản của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có những kiến nghị về phương án. Tôi đề nghị là các bộ, ngành, đặc biệt Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông, Ngân hàng Nhà nước tham mưu với Chính phủ để giải quyết vấn đề với phương án chuyển công trình này sang đầu tư công tư.
Theo đó, Đại biểu Thành đề nghị thay đổi cơ cấu vốn trong tổng mức đầu tư Dự án hiện nay là 8.310 tỷ đồng theo hướng nhà đầu tư góp 1.750 tỷ đồng, tỉnh Lạng Sơn cũng cam kết đóng góp đến 1.000 tỷ đồng, trong khi đó nguồn vốn Lạng Sơn rất ít. Ngân hàng BIDV hiện đã cam kết hỗ trợ 2.000 tỷ đồng và đề nghị nhà nước sẽ sắp xếp để bố trí 2.160 tỷ đồng cho việc giải phóng mặt bằng các công trình phụ trợ như thực hiện với các công trình cao tốc khác. Đối với phần vốn vay thương mại còn thiếu 1.400 tỷ đồng, Đại biểu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, chỉ đạo các ngân hàng thương mại khác tham gia đầu tư.
“Đây là một phương án rất hợp lý để có thể đưa công trình này vào xây dựng để bảo đảm hoàn thành tiến độ cũng như để phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của nó. Với việc chuyển đổi này, phần vốn nhà nước cũng chỉ đóng góp vào khoảng 15%, tức là 1.000 tỷ đồng của Lạng Sơn và hơn 2.000 tỷ đồng của nhà nước, còn lại là của ngân hàng và của các nhà đầu tư. Trong khi đây là một công trình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Lạng Sơn, Cao Bằng mà cả với các tỉnh phía Bắc”, Đại biểu Thành nhấn mạnh
Trước đó, trong công văn số 538/UBND - KT gửi tới Thủ tướng Chính phủ vào tháng 5/2020, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn thừa nhận đến thời điểm này, Dự án thành phần 2 – xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án BOT đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chắc chắn không thể hoàn thành trong năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lý do được ông Hồ Tiến Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra là do những khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng.
Cụ thể, sau khi được Thủ tướng giao thay thế Bộ GTVT trong vai trò là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong thời gian qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cùng với Nhà đầu tư và ngân hàng BIDV tính toán, phân tích, xác định tổng nguồn vốn tham gia thực hiện đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. Theo đó, Dự án thành phần 2 cần khoảng 8.310 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia là 1.750 tỷ đồng, vốn vay thương mại là 3.400 tỷ đồng, ngân sách nhà nước tham gia 3.160 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đối với phần vốn vay thương mai, hiện mới chỉ có Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị cam kết góp 1.750 tỷ đồng và Ngân hàng BIDV cam kết cho dự án vay 2.000 tỷ đồng.
Với tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng như trên sau 3 năm triển khai, Dự án thành phần 2 mới chỉ hoàn thành công tác bàn giao cọc mốc GPMB, trích lục kiểm đếm đạt 100% khối lượng; đã bàn giao mặt bằng cho Nhà đầu tư được 8,5/43,6km (đạt 20%). Tuy nhiên, hiện nay Dự án đang phải tạm dừng công tác GPMB do chưa thu xếp được nguồn vốn.
Bên cạnh vướng mắc trong việc huy động vốn tín dụng cho Dự án thành phần 2 – đoạn Hữu Nghị Chi Lăng, hiện nay đoạn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Chi Lăng) thuộc Dự án thành phần 1 cũng đã đưa vào vận hành từ ngày 15/01/2020, chính thức thu phí từ ngày 18/02/2020, nhưng còn 30km nữa mới đến thành phố Lạng Sơn, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 43km (thuộc phạm vi đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng).
“Việc kết thúc chơi với hư vậy sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và chưa có cơ sở để kết nối và triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)”, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024