Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Danh sách các thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2017-2018 và thập kỷ 2009 - 2018
Hồng Sơn - 09/08/2018 22:52
 
Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 với chủ đề “Bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới” đã vinh danh Thương vụ và Nhà tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam năm 2017 – 2018 và Thập kỷ (2009 – 2018)

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam cho biết, nhân dịp 10 năm tổ chức, Diễn đàn M&A Việt Nam, bên cạnh việc bình chọn và công bố danh sách Thương vụ và Nhà  tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam 2017 – 2018, Ban tổ chức cũng công bố danh sách 100 thương vụ tiêu biểu nhất của Thập kỷ, trên cơ sở đó tôn vinh 10 thương vụ tiêu biểu nhất của Thập kỷ (2009 – 2018), 10 công ty có chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá và danh sách các tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu của Thập kỷ.

Giá trị các giao dịch M&A của 100 thương vụ tiêu biểu nhất trong số Danh sách 100 do Diễn đàn M&A Việt Nam công bố ước đạt 21,57 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng giá trị các thương vụ M&A trong giai đoạn 2009-2018. Quy mô trung bình mỗi thương vụ tiêu biểu bình quân 215 triệu USD/thương vụ. Những thương vụ lớn ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây, nếu như những năm 2009 – 2010, thương vụ lớn nhất mới ở quy mô 100 triệu USD, thì năm 2015 – 2016 đã xuất hiện thương vụ tỷ USD, và đỉnh cao năm 2017 đã xuất hiện thương vụ kỷ lục 4,8 tỷ USD.

“Song song với việc tôn vinh những thương vụ và nhà tư vấn, Báo Đầu tư và Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam tiếp tục tôn vinh các doanh nghiệp có công bố thông tin minh bạch. Việc công bố thông tin minh bạch sẽ góp phần tạo nên thành công của thương vụ cũng như đem lại thông tin chuẩn mực cho công chúng và giới đầu tư”, ông Lê Trọng Minh cho biết.

Ban tổ chức mong muốn việc đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động trong chiến lược M&A; các đơn vị tư vấn ngày càng hỗ trợ hiệu quả hoạt động cổ phần hóa nói riêng và mua bán cổ phần, hợp nhất, sáp nhập nói chung.

Dưới đây là Danh sách các thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu được vinh danh tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018:

 

 

                     THƯƠNG VỤ & NHÀ TƯ VẤN M&A TIÊU BIỂU NĂM 2017- 2018

THƯƠNG VỤ TIÊU BIỂU VIỆT NAM 2017 – 2018 | HẠNG MỤC MUA LẠI (ACQUISITION)

 


Thương vụ

Danh vị

1

Thaibev - Sabeco

Thương vụ mua lại tiêu biểu nhất 2017 – 2018


Thương vụ ThaiBev mua 53% Công Bia rượu nước giải khát Sài gòn (SABECO) với giá trị 4,8 tỷ USD là thương vụ M&A lớn nhất năm 2017 cũng như lịch sử M&A tại Việt nam.  

2

Vinfast - GM Vietnam

Thương vụ mua lại tiêu biểu 2017 – 2018


6/2018 VinFast và General Motors (GM) Mỹ đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược mới tại thị trường Việt Nam. Theo đó, VinFast mua lại hoạt động sản xuất và phân phối của GM tại Việt Nam.

3

FPT - Intellinet Consulting

Thương vụ mua lại tiêu biểu 2017 – 2018


Ngày 12/7, FPT đã công bố thương vụ mua 90% cổ phần của Intellinet - một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ, thương vụ có giá trị 30 triệu USD

4

Sojitz - Giấy Saigon

Thương vụ mua lại tiêu biểu 2017 – 2018


Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản công bố mua lại Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn (Saigon Paper) nhằm khai thác nhu cầu ngày càng gia tăng về giấy bìa cứng và khăn giấy ở khu vực Đông Nam Á. Thương vụ trị giá 91,2 triệu USD

5

The Nawaplastic Industries - SCIC (Nhựa Bình Minh)

Thương vụ mua lại tiêu biểu 2017 – 2018


Nawaplastic thuộc tập đoàn SCG Thái Lan đã mua lại để gia tăng tỷ lệ sở hữu, cùng chủ trương thoái vốn của SCIC tại Công ty Nhựa Bình Minh một trong những công ty nhựa hàng đầu Việt nam.  

6

Shinhan Card - Công ty tài chính Prudential

Thương vụ mua lại tiêu biểu 2017 – 2018


1/2018, tập đoàn tài chính Hàn Quốc Shinhan, thông qua Shinhan Card, đã đạt thỏa thuận mua lại toàn bộ Công ty tài chính Prudential Việt Nam với mức giá dự kiến 151 triệu đô la Mỹ,

7

Stripe Việt nam - NEM Fashion

Thương vụ mua lại tiêu biểu 2017 – 2018


Stripe International tập đoàn Nhật bản công bố mua lại NEM, một công ty thời trang tư nhân là một phần trong quyết định tham gia thị trường Việt Nam của Tập đoàn.


8

Kyoei Vietnam - Thép Việt Ý

Thương vụ mua lại tiêu biểu 2017 – 2018


Năm 2018, Thép Kyoei hoàn tất mua lại cổ phần chi phối tại Công ty thép Việt Ý. Thương vụ có giá trị ước tính 51 triệu USD

9

Lotte - Techcom Finance

Thương vụ mua lại tiêu biểu 2017 – 2018


Lotte Card công bố mua lại Techcom Finance với giá trị 70 triệu USD, với mục tiêu sẽ tập trung vào phát hành thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng và cho vay trả góp tại Việt Nam

10

Mirae Asset Life  góp vốn vào Prevoir Việt nam

Thương vụ mua lại/ góp vốn tiêu biểu 2017 – 2018


Với giá trị đầu tư 52 triệu USD, Mirae Asset đã đầu tư vào Prevoir Vietnam và hình thành  Mirae Asset Prévoir, đây là một thương vụ đáng chú ý trong lĩnh vực bảo hiểm trong năm qua.


THƯƠNG VỤ TIÊU BIỂU VIỆT NAM 2017 – 2018 | ĐẦU TƯ & PHÁT HÀNH RIÊNG LẺ

 


Thương vụ

Danh vị

1

GIC Private Limited - Vinhomes

Thương vụ Đầu tư & Phát hành riêng lẻ tiêu biểu nhất 2017 – 2018

4/2018, Vinhomes đã ký thỏa thuận với quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore. GIC đầu tư 1,3 tỷ USU dưới 2 hình thức là đầu tư mua cổ phần và cung cấp công cụ nợ để thực hiện các dự án

2

Warburg Pincus - Techcombank

Thương vụ Đầu tư & Phát hành riêng lẻ tiêu biểu 2017 – 2018


Quỹ đầu tư của Mỹ đầu tư 360 triệu USD vào Techcombank trong đợt IPO của ngân hàng. Thương vụ cho thấy sự hấp dẫn của ngành ngân hàng với các nhà đầu tư quốc tế

3

JC&C - SCIC (Vinamilk)

Thương vụ Đầu tư & Phát hành riêng lẻ tiêu biểu 2017 – 2018


JC&C tham gia đấu giá và mua thành công số cổ phần trị giá 319 triệu USD trong đợt thoái vốn của SCIC tại Vinamilk.

4

Itochu - Vinatex

Thương vụ Đầu tư & Phát hành riêng lẻ tiêu biểu 2017 – 2018


Itochu, tập đoàn Nhật bản bỏ ra 48 triệu để sở hữu 10% cổ phần của Vinatex, Tập đoàn dệt may Việt nam.

5

Warburg Pincus - Becamex IDC

Thương vụ bất động sản tiêu biểu 2017 – 2018


Quỹ đầu tư của Mỹ và Becamex IDC công bố hình thành một liên doanh với vốn đầu tư 200 triệu USD trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp.



THƯƠNG VỤ TIÊU BIỂU VIỆT NAM 2017 – 2018 | HẠNG MỤC IPO

 

STT

Thương vụ

Danh vị

1

Vinhomes

Thương vụ IPO tiêu biểu nhất 2017 – 2018


Với quy mô 2 tỷ USD, thương vụ IPO của Vinhomes được đánh giá là lớn nhất năm 2017 và trong những năm qua tại Việt nam.


2

Techcombank

Thương vụ IPO tiêu biểu 2017 – 2018


Techcombank huy động hơn 900 triệu USD thông qua thương vụ IPO, được đánh giá là một trong những thương vụ IPO lớn nhất ngành ngân hàng.


3

Vincom Retail

Thương vụ IPO tiêu biểu 2017 – 2018


Vincom Retail thu về 700 triệu USD nhờ IPO mảng bán lẻ của tập đoàn. Thương vụ này càng minh chứng cho sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ tại Việt nam.

4

HDBank

Thương vụ IPO tiêu biểu 2017 – 2018


Thương vụ IPO của HDBank đã thu hút được trên 300 triệu USD và được đánh giá là thương vụ IPO lớn thứ hai trong ngành ngân hàng,


THƯƠNG VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN TIÊU BIỂU 2017 – 2018

 

STT

Thương vụ

Danh vị

1

Sojitz - Giấy Saigon

Công bố thông tin tiêu biểu nhất 2017 – 2018


Bên mua & bên bán thực hiện công bố thông tin minh bạch trên website, có thư gửi riêng cho đối tác khách hàng về thương vụ.


2

The Nawaplastic Industries –SCIC (Nhựa Bình Minh)

Công bố thông tin tiêu biểu  2017 – 2018


SCIC thực hiện công bố thông tin minh bạch, có tài liệu hướng dẫn cho các nhà đầu tư bằng tiếng Việt, Anh.

3

FPT - Intellinet Consulting

Công bố thông tin tiêu biểu  2017 – 2018


Công bố thông tin rộng rãi cả bên ngoài và thông tin nội bộ về quá trình đàm phán, ý nghĩa của thương vụ


TỔ CHỨC TƯ VẤN M&A TIÊU BIỂU VIỆT NAM 2017 – 2018

 

STT

Công ty

Danh vị

1

CTCP Chứng khoán Bảo Việt

Công ty chứng khoán Tư vấn M&A Tiêu biểu nhất 2017 – 2018


Thương vụ đáng chú ý của Bản Việt là chuyển nhượng cổ phần Trapha co, Ngữ Á châu, FPT Trading, IPO của Techcombank, VPBank,

2

CTCP Chứng khoán Bản Việt

Công ty chứng khoán Tư vấn M&A Tiêu biểu nhất 2017 - 2018


Thương vụ đáng chú ý là tư vấn sáp nhập Đường TTC tây Ninh & Biên hòa, tư vấn thoái vốn Sabeco

3

CTCP Chứng khoán Sài Gòn  

Công ty Chứng khoán Tiêu biểu nhất 2017 – 2018 -   

Hạng mục Tư vấn IPO & phát hành riêng lẻ

SSI tư vấn IPO cho Vinhomes, Vinretail, tư vấn thoái vốn Vinamilk

4

CTCP Chứng khoán TP HCM

Công ty Chứng khoán Tiêu biểu 2017 – 2018 -

Hạng mục Tư vấn IPO & phát hành riêng lẻ


Tư vấn phát hành cho Viglacera, Euvipharm, IPO cho Yeah1, HDBank

5

CTCP Chứng khoán VPBS

Công ty chứng khoán tiêu biểu 2017 – 2018

Hạng mục Tư vấn phát hành riêng lẻ


Tư vấn phát hành cho Pjico, tư vấn M&A 1 nhà máy thủy điện

6

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội

Công ty chứng khoán tiêu biểu 2017 – 2018 -

Hạng mục Tư vấn thoái vốn


Tư vấn thoái vốn VNPT Finance, Sơn Hà mua Toàn Mỹ

7

CTCP Chứng khoán Rồng Việt

Công ty chứng khoán tiêu biểu 2017 – 2018

Hạng mục Tư vấn phát hành


Phát hành cho Công ty Đại sứ trẻ, bán cổ phần của Dabaco

8

KPMG Vietnam

Công ty tư vấn M&A tiêu biểu Nhất 2017 – 2018


Tham gia tư vấn 11 thương vụ, nổi bật nhất là ThaiBev – Sabeco và GIC - Vinhomes

9

Deloitte Vietnam

Công ty tư vấn M&A tiêu biểu 2017 – 2018


Tư vấn, rà soát cho các thương vụ Á Mỹ gia, KKR – Masan, Giấy Sài gòn

10

Allen & Overy

Công ty Luật tư vấn M&A Tiêu biểu nhất 2017 - 2018  


Tham gia tư vấn cho các thương vụ ThaiBev – Sabeco, Vinhomes

11

Công ty Luật Quốc tế VN (VILAF)

Công ty Luật tư vấn M&A Tiêu biểu 2017 - 2018  


Tư vấn cho các thương vụ Sinhan Card, SCG mua Nhựa Bình Minh, Tín Thành

12

Baker & McKenzie

Công ty Luật tư vấn M&A Tiêu biểu 2017 - 2018  


Tư vấn cho 20 thương vụ, trong đó có Davipharm, Nomura-Sunwah…


  1. THƯƠNG VỤ & NHÀ TƯ VẤN M&A TIÊU BIỂU CỦA THẬP KỶ 2009- 2018

10 THƯƠNG VỤ TIÊU BIỂU NHẤT CỦA THẬP KỶ 2009 - 2018

 

STT

Thương vụ

1

Thaibev - Sabeco

2

GIC Private Limited - Vinhomes

3

Central Group - Big C

4

TCC Holding - Metro Vietnam Cash&Carry

5

Singha – Masan Consumer & Masan Brewery

6

Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ – VietinBank

7

Mondelez - Kido

8

Mizuho – Vietcombank

9

F&N - SCIC (Vinamilk)

10

Sáp nhập Vincom, Vinpearl để hình thành Vingroup

  1. ThaiBev – Sabeco:  Thương vụ ThaiBev mua 53% Công Bia rượu nước giải khát Sài gòn (SABECO) với giá trị 4,8 tỷ USD là thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử M&A tại Việt nam.  Thương vụ này là yếu tố quan trọng để thị trường M&A Việt nam vượt mốc 10 tỷ USD năm 2017
  2. GIC – Vinhomes:   Cuối tháng 4/2018, Vinhomes và một công ty thành viên khác của Tập đoàn đã ký thỏa thuận với quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore. GIC đầu tư tổng cộng 1,3 tỷ USU dưới 2 hình thức là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes để thực hiện các dự án
  3. Central Group – Big C:  Năm 2016, Central Group - Tập đoàn đến từ Thái Lan đã vượt qua một loạt các đối thủ lớn để sở hữu Big C Việt Nam với giá trị thương vụ vào khoảng hơn một tỷ USD.  Đây là thương vụ khẳng định tham vọng của Tập đoàn Central Group (Thái Lan) tại thị trường bán lẻ Việt nam.
  4. TCC Holding - Metro Vietnam Cash&Carry, Cũng trong năm 2016, Tập đoàn Metro Cash & Carry thông báo đã hoàn tất thương vụ chuyển giao hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam cho TCC Holdings của Thái Lan.
  5. Singha – Masan: Năm 2015, Masan đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với đối tác là Tập đoàn Singha của Thái Lan. Giá trị thỏa thuận lên tới 1,1 tỷ USD bao gồm vốn mới cho phép Singha sở hữu 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery.
  6. Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFG – Vietinbank: Tháng 12/2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam-VietinBank công bố thông tin thu về 743 triệu USD (20%) từ việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (“BTMU”). Thương vụ này là thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng Việt Nam.
  7. Modelez – Kinh đô: Nhằm hiện thực hóa kế hoạch mở rộng đa ngành của mình, Kinh Đô (nay là Kido Group)  quyết định bán toàn bộ cổ phần mảng bánh kẹo cho nhà đầu tư ngoại là Modelez International với giá 380 triệu USD và sử dụng lợi nhuận thu được để đầu tư M&A vào các thương vụ mới.
  8. Mizuho – Vietcombank:  Tháng 9/2011, Vietcombank công bố bán 15% cổ phần cho Mizuho. Khoản đầu tư này tương đương 562 triệu USD). Đáng chú ý, không chỉ là đối tác chiến lược đầu tiên, Mizuho cũng sẽ là đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Vietcombank.
  9. F&N – cổ phần SCIC tại Vinamilk: Vào tháng 12/2016, thông qua buổi bán đấu giá cổ phần Vinamilk do Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ, 2 công ty thuộc Tập đoàn đồ uống Singapore Fraser & Neave đã mua 5,4% cổ phần với giá trị thương vụ 500 triệu USD, nâng sở hữu lên 16.35%
  10. Sáp nhập Vinpearl – Vincom hình thành Vingroup: Tháng 10/2011, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom sáp nhập nhằm phát huy và tập trung nguồn lực, đây là tiền đề cho sự tăng trưởng đột phá của tập đoàn Vingroup như hiện nay.


10 CÔNG TY CÓ CHIẾN LƯỢC M&A TIÊU BIỂU NHẤT CỦA THẬP KỶ 2009 - 2018

 

STT

Công ty

1

Vingroup


Tăng trưởng đột phá từ sáp nhập Vinpearl - Vincom, sau đó có chiến lược thu hút vốn lớn thông qua kêu gọi đối tác đầu tư vào Vinhomes, VinRetail;  M&A chủ động với thương vụ Vinfast mua lại GM Việt nam


2

Masan


Tiên phong trong sử dụng chiến lược M&A tại Việt nam với những thương vụ lớn để hình thành nên Tập đoàn với các mảng Tài chính, Khoáng sản, Hàng tiêu dùng, Nông nghiệp


3

ThaiBev


Chiến lược M&A đột phá để mở rông thị trường Đông Nam Á, thông qua việc mua lại công ty Bia có thị phần hàng đầu Việt nam.


4

Kido Group

Tiêu biểu với các thương vụ Mua và Bán, từ mua lại Kem Walls, sáp nhập công ty thành viên, Bán mảng Bánh kẹo cho Mondelez, mua lại mảng dầu thực vật để hình thành Kido Group


5

TTC

Có chiến lược M&A đột phá trong lĩnh vực mía đường, bao gồm mua lại công ty đường Bourbon Tây Ninh, HAGL,  sáp nhập các công ty đường Tây Ninh, Biên Hòa, tạo ra một tập đoàn lớn trong ngành mía đường


6

PAN Group

Hình thành nên tập đoàn thực phẩm & nông nghiệp hàng đầu nhờ các thương vụ mua lại các công ty dẫn đầu trong ngành như Bibica, NSC, SSC, Fimex…


7

SCG

Mua lại các công ty vật liệu, xi măng, hóa chất tại Việt nam để trở thành tập đoàn hàng đầu về vật liệu xây dựng tại Việt nam và khu vực


8

FPT

Từng bước thực hiện chiến lược M&A để phát triển như  Sáp nhập 3 công ty thành viên, bán cổ phần FPT Trading, Mua lại Công ty phần mềm tại Slovakia, mua lại Intellinet của Mỹ với giá trị 30 triệu USD


9

Vinamilk


Thực thi chiến lược M&A để hỗ trợ cho ngành nghề chính. Các thương vụ đã thực hiện gồm mua lại công ty đường Khánh Hòa, các công ty nguyên liệu và sữa tại New Zealand, Mỹ


10

HDBank


Thực hiện các thương vụ M&A trong ngành ngân hàng như mua lại công ty tài chính, đồng thời bán cổ phần cho Tập đoàn Saison hình thành Credit Saison, sáp nhập PGBank.


TỔ CHỨC TƯ VẤN M&A TIÊU BIỂU CỦA THẬP KỶ 2009 – 2018

 

STT

Công ty

Danh vị

1

CTCP Chứng khoán Bản Việt




Công ty chứng khoán tư vấn M&A tiêu biểu của thập kỷ (2009-2018)


Bản Việt là công ty chứng khoán thưc hiện nhiều thương vụ tư vấn M&A, đặc biệt là các thương vụ mua lại trong giai đoạn 2009 – 2018


2

CTCP Chứng khoán Bảo Việt

Công ty chứng khoán tư vấn M&A tiêu biểu của thập kỷ (2009-2018)


Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên tai Việt nam, công ty có nhiều năm tư vấn cổ phần hóa, thoái vốn, tư vấn sáp nhập hợp nhất.


3

Baker & McKenzie

Công ty Luật tư vấn M&A tiêu biểu của thập kỷ (2009-2018)


Baker McKenzie là công ty luật quốc tế, có 25 năm hoạt động tại thi trường Việt nam. Công ty được xếp hạng Tier 1 trong danh sách công ty luật do IFLR công bố.


4

Vilaf

Công ty Luật tư vấn M&A tiêu biểu của thập kỷ (2009-2018)


VILAF là một công ty luật Việt nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.  Công ty được xếp hạng Tier 1 trong danh sách công ty luật do IFLR công bố.


5

KPMG

Tổ chức Tư vấn M&A Tiêu biểu của thập kỷ (2009-2018)


Là một công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế, KPMG đã thực hiện nhiều thương vụ M&A, giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt nam.


6

Deloitte Việt Nam

Tổ chức Tư vấn M&A Tiêu biểu của thập kỷ (2009-2018)


Là một cồng ty kiểm toán và tư vấn quốc tế, Deloitte đã hỗ trợ nhiều giao dịch M&A tại thị trường Việt nam về mảng soát xét tài chính, tư vấn tài chính

7

Recof

Nỗ lực thúc đẩy tư vấn M&A Việt - Nhật (2009 – 2018)


Trong suốt 10 năm qua Recof đã nỗ lực không mệt mỏi cho thúc đẩy hoạt động M&A giữa Việt nam và Nhật bản. Công ty đã và đang hỗ trợ cho các nhà đầu tư Nhật bản tìm cơ hội tại Việt nam.




 



Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu 5 vấn đề lớn tác động trực tiếp tới thị trường M&A
Tham dự Diễn đàn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2018 (Vietnam M&A Forum 2018) tổ chức ngày 8/8 tại Tp.HCM, Phó Thủ tướng Chính...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư