-
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 15/9: Chiến dịch tiêm chủng miễn phí vắc-xin phòng dịch sởi
Theo bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, theo Luật Bảo hiểm y tế, hiện điều trị tật khúc xạ, lác, cận thị mới chi trả 100% cho trẻ dưới 6 tuổi. Bộ Y tế đang đề xuất điều chỉnh mở rộng độ tuổi dưới 18 tuổi được bảo hiểm y tế thanh toán 100%.
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc tật cận thị vào khoảng 20-40% ở khu vực thành thị và 10-15% ở khu vực nông thôn. |
Cụ thể, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung số điều của Luật bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất người dưới 18 tuổi khi điều trị lác, sụp mi và tật khúc xạ của mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) được bảo hiểm y tế thanh toán 100%.
Theo bà Trang, việc điều chỉnh mở rộng độ tuổi được thanh toán chi phí điều trị từ 6 lên 18 tuổi để phù hợp với chỉ định chuyên môn, vì tuổi chỉ định các kỹ thuật này thường trên 6 tuổi mới đảm bảo hiệu quả.
Việc đề xuất tăng tuổi trẻ được hưởng bảo hiểm y tế 100% điều trị về tật khúc xạ, theo bà Trang, là để trẻ được hưởng quyền lợi, bảo đảm chức năng nhìn.
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.
Cận thị là một trong các loại tật khúc xạ phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi học đường. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc tật cận thị vào khoảng 20-40% ở khu vực thành thị và 10-15% ở khu vực nông thôn. Riêng nhóm trẻ từ 6-15 tuổi, tỷ lệ này khoảng 20%, tương đương gần 3 triệu người.
Tại một số trường học trong nội thành Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị chiếm tới 50%. Một nghiên cứu chuyên sâu khác trên hơn 3.000 học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi tại các trường tiểu học TP.Vinh - Nghệ An, từ tháng 8/2022 đến hết tháng 5/2023, cho thấy tỷ lệ cận thị chung ở học sinh tiểu học vào khoảng 31,3% và dự kiến sẽ còn tăng cao qua các năm.
Theo các bác sỹ, phần lớn mọi người đều nghĩ cận thị không phải vấn đề nghiêm trọng, các triệu chứng có thể được điều chỉnh dễ dàng bằng kính.
Tuy nhiên, trên thực tế, cận thị là nguyên nhân chính gây mất thị lực và đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù lòa. Các xu hướng hiện tại cho thấy mức độ nghiêm trọng của cận thị đang gia tăng, tỷ lệ mắc cận thị cao, đặc biệt ở trẻ em.
Tật cận thị không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và năng suất học tập ở trẻ, mà còn dẫn đến những hạn chế trong việc chơi thể thao và khám phá các trải nghiệm sau này.
Ngoài việc tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc tật khúc xạ, tại dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi do Bộ Y tế đang xây dựng, quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế được mở rộng khá nhiều.
Dự án Luật bảo hiểm y tế 2024 cho phép chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nếu vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật, hoặc cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn chuyển người bệnh đã được điều trị ổn định về cấp chuyên môn kỹ thuật thấp hơn, hoặc ngang cấp hoặc trường hợp cần điều trị dài ngày, chuyển người bệnh về cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu quản lý, theo dõi.
Tức là người bệnh đã được chẩn đoán xác định một số bệnh mạn tính, kê đơn ở tuyến trên thì có thể về tuyến dưới điều trị và hưởng thuốc, vật tư y tế như ở tuyến trên, để người dân điều trị ở đâu cũng được hưởng thuốc tốt nhất.
Hiện, bảo hiểm y tế chỉ chi trả cho xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân từ huyện lên tỉnh, nhưng dự án Luật bảo hiểm y tế lần này đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cả việc vận chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh, trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển cơ sở khám chữa bệnh theo yêu cầu chuyên môn và cần vận chuyển bằng xe vận chuyển người bệnh chuyên dùng.
Dự án Luật bảo hiểm y tế cũng cho phép điều chuyển thuốc và thiết bị y tế giữa các cơ sở y tế bảo hiểm y tế nếu không có sẵn và không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác - điều mà Luật hiện hành không chi trả.
Một nội dung quan trọng của dự án Luật đang được xây dựng là chi trả bảo hiểm y tế cho việc chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh có tỷ lệ mắc cao, gánh nặng bệnh tật lớn và đạt hiệu quả khi điều trị can thiệp sớm như ung thư vú, ung thư cổ tử cung; điều trị một số bệnh nặng, hiểm nghèo có chỉ định sử dụng dinh dưỡng điều trị đặc thù.
Điều này giúp giảm chi dài hạn cho Quỹ bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ mắc, tăng nặng, tử vong. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc, cần triển khai thí điểm trước khi thực hiện chính thức.
Ngoài ra, Dự án Luật bảo hiểm y tế 2024 đề xuất thanh toán trực tiếp cho bệnh nhân khi bệnh viện không đủ cung cấp thuốc, vật tư y tế. Đây là giải pháp khắc phục khó khăn trong đấu thầu đang là vấn đề nóng của xã hội.
Đặc biệt, theo đề xuất mới, người bệnh có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở các phòng khám đa khoa, trung tâm y tế huyện vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế, nhằm thu hút người bệnh về tuyến dưới để giảm tải tuyến trên.
-
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh -
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất? -
Phẫu thuật vi phẫu cứu bệnh nhân ung thư lưỡi -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Phòng, chống bệnh về da trong và sau mưa lũ
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt