-
Những điều Việt Nam có thể học hỏi từ các Sáng kiến Định danh Điện tử an toàn trên khắp Đông Nam Á -
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm Mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Ngãi lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số -
Hà Nội thành lập Trung tâm Quản trị hệ thống và Phát triển ứng dụng -
Việt Nam sẽ có sàn giao dịch cho tài sản số? -
"Chuyến xe nông dân" giúp nông dân Sóc Trăng và Cần Thơ gặt hái mùa vàng
Cần chính sách đủ mạnh
Với vai trò là cơ quan đầu mối tổ hợp trong công tác hỗ trợ chuyển đổi số, bà Huệ cho biết, hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều phối hợp với Bộ Tài chính để bố trí nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho doanh nghiệp.
“Ngoài ra, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang triển khai chương trình hỗ trợ trực tiếp, cụ thể là Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình này tập trung vào hai mục tiêu: một là nâng cao năng lực và nhận thức cho doanh nghiệp về chuyển đổi số, hai là phát triển mạng lưới tư vấn viên về chuyển đổi số”, bà Huệ cho hay.
Bà Nguyễn Việt Huệ, Phó trưởng phòng hỗ trợ thông tin và Chuyển đổi số, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ tại Tọa đàm chuyên đề: Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thành phố do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội tổ chức. |
Theo đó, mạng lưới này được xây dựng và tổ chức nhằm giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận theo hình thức như nếu các hoạt động hỗ trợ được tài trợ từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có thể tiếp cận miễn phí hoặc giảm phí tùy theo quy mô và đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp.
“Chúng tôi đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ có 100 mô hình chuyển đổi số thành công, điển hình từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau”, bà Huệ khẳng định.
Để hiện thực hóa chương trình một cách hiệu quả, bà Huệ cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với nhiều đối tác quốc tế như JICA, tổ chức CS của Đức, USAID của Mỹ... nhằm triển khai các dự án hỗ trợ cụ thể. Những dự án này được thiết kế chi tiết để đẩy mạnh chuyển đổi số trong từng ngành, đặc biệt là du lịch, sản xuất công nghiệp và thủ công mỹ nghệ.
Theo bà Huệ, khi doanh nghiệp tham gia vào chương trình, Bộ sẽ lựa chọn những đơn vị có tiềm năng để hỗ trợ trực tiếp trên lộ trình chuyển đổi số. Các chuyên gia sẽ tư vấn các giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất hoạt động và tối ưu hóa chi phí vận hành.
"Chúng tôi còn xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển đổi, đặc biệt tập trung vào việc giảm chi phí nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, và hạn chế phát thải. Đây là xu hướng tất yếu, bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín mà còn mở rộng cơ hội tiếp cận các thị trường khắt khe như châu Âu," bà Huệ nhấn mạnh.
Song song với đó, Bộ đã phát triển nền tảng Digital.vn với các công cụ hỗ trợ đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số. Tính đến nay, đã có hơn 5.000 doanh nghiệp đã tham gia đánh giá trên nền tảng này. Kết quả thu được cho thấy, đa phần doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình chuyển đổi số.
“Thực tế, nhiều doanh nghiệp còn do dự, lo ngại liệu chuyển đổi số có thực sự mang lại hiệu quả và thay đổi cách thức hoạt động, nhất là khi áp lực duy trì doanh số và hoạt động ổn định vẫn luôn hiện hữu”, bà Huệ nhìn nhận.
Chính vì vậy, Bộ đã hợp tác với các trường đại học và tổ chức những khóa đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ tư vấn viên về chuyển đổi số, đồng thời phát triển các nghiên cứu tình huống điển hình. Một ví dụ minh chứng rõ nét là một doanh nghiệp sản xuất sơn nước hàng đầu. Mặc dù sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn môi trường rất cao, nhưng quy trình quản lý và vận hành vẫn sử dụng phương pháp truyền thống. Khi được các tư vấn viên giới thiệu những giải pháp công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp này đã bất ngờ trước những lợi ích chưa từng được khai thác.
Trường hợp này cho thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp khai phá tiềm năng và nâng cao hiệu quả sản xuất trong kỷ nguyên số hóa.
Bà Huệ kỳ vọng trong thời gian tới có thể triển khai hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp sử dụng các giải pháp công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh và thay đổi quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
“Hiện nay Hà Nội là một trong những địa phương tiêu biểu có ban hành Nghị quyết về hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi số. Ngoài ngân sách Trung ương phân bổ thì địa phương cũng bố trí ngân sách để triển khai hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số”, Phó trưởng phòng hỗ trợ thông tin và Chuyển đổi số, Cục phát triển doanh nghiệp bày tỏ.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện các nền tảng như Digital.vn để cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trên toàn quốc. Đồng thời, Bộ cũng phát triển nền tảng B2B để kết nối các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế
Đồng quan điểm trên, bà Đặng Thị Hương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội chia sẻ, ngay sau khi các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, Trung tâm đã triển khai nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/09/2022 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Sau khi kế hoạch được ban hành, Trung tâm đã khẩn trương hoàn thành xây dựng, thiết lập phần mềm thu thập, đánh giá, phân tích, xử lý thông tin để cung cấp các công cụ, tài liệu, giải pháp về chuyển đổi số, đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hà Nội
“Hiện phần mềm đã được tích hợp trên Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố để đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp”, bà Hương thông tin.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ về công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Đặc biệt, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số đã được triển khai sâu rộng. Minh chứng, Trung tâm đã hoàn thành xây dựng 40 bài giảng trực tuyến về lĩnh vực chuyển đổi số; Tổ chức 108 khóa đào tạo trực tiếp tại 108 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến về chuyển đổi số; 10 khóa đào tạo (800 học viên) kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số cho người quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa; 120 khóa đào tạo Khởi sự kinh doanh (9.600 học viên) và 88 khóa đào tạo Quản trị kinh doanh (7.040 học viên) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số.
Thực tế cho thấy, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ về công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Tổ chức triển khai tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh.
“Tuy nhiên, công tác hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số vẫn còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được quy định tại các văn bản của Trung ương chỉ dừng ở mức độ những hỗ trợ nhỏ cho doanh nghiệp, mang tính phụ trợ, chưa thực sự đáp ứng, tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu phát triển căn bản của doanh nghiệp nên chậm đi vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật hiện nay còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, dẫn đến khó khăn trong quá trình cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số”, bà Hương thẳng thắn nhìn nhận.
Bà Hương đưa ra ví dụ về Điều 11 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021, trong đó quy định về hỗ trợ thuê, mua phần mềm cho doanh nghiệp chuyển đổi số vẫn còn vướng mắc, đặc biệt là trong công tác định giá phần mềm cũng như đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ công nghệ; việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số tại các sở, ban, ngành và hiệp hội vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Theo bà Hương, để khắc phục tình trạng này, TP. Hà Nội cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động tại các sở, ngành, hội, hiệp hội cũng như các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường truyền thông về các chính sách hỗ trợ đã quy định trong Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Để đảm bảo sự hỗ trợ này được thực hiện đồng bộ, liên tục và hiệu quả, cần bố trí ngân sách ổn định và hợp lý cho các chương trình, kế hoạch liên quan.
-
Những điều Việt Nam có thể học hỏi từ các Sáng kiến Định danh Điện tử an toàn trên khắp Đông Nam Á -
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm Mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Ngãi lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số -
Hà Nội thành lập Trung tâm Quản trị hệ thống và Phát triển ứng dụng
-
“Chìa khóa” cho thành phố thông minh -
Việt Nam sẽ có sàn giao dịch cho tài sản số? -
Temu tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký -
"Chuyến xe nông dân" giúp nông dân Sóc Trăng và Cần Thơ gặt hái mùa vàng -
Ông Trương Gia Bình: Những biến đổi chưa từng thấy đi cùng cơ hội chưa từng có -
VTP sắp ra mắt sàn Thương mai điện tử bán sỉ xuyên biên giới hai chiều đầu tiên tại Việt Nam -
Sắp khai trương Trung tâm Dữ liệu chính Thành phố Hà Nội
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng