
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Robert Bosch GmbH, hãng sản xuất phụ tùng ô tô lớn nhất thế giới, vừa đóng cửa 2 nhà máy với 800 lao động tại Vũ Hán do lo ngại dịch bệnh. Ảnh: AFP |
Xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu
Các địa phương đóng góp gần 69% GDP Trung Quốc sẽ tiếp tục “đóng chặt cửa thành” chặn virus corona thêm một tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài thêm 3 ngày so với thường niêm, đồng thời đóng cửa các nhà máy, trung tâm mua sắm, nhà hàng. Trong khi đó, tồn đọng lượng lớn hàng hóa mắc kẹt tại cảng, còn chi tiêu hộ gia đình tại Trung Quốc cũng “đóng sập”.
Trung Quốc áp dụng biện pháp hạn chế đi lại đối với 48 triệu người ở vùng dịch, mà tâm dịch là thành phố Vũ Hán - trung tâm sản xuất chế tạo và logistics đầu não đang bị tác động nghiêm trọng.
Hàng trăm nhà sản xuất tầm cỡ đóng tại Vũ Hán là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Robert Bosch GmbH, hãng sản xuất phụ tùng ô tô lớn nhất thế giới, mới đây buộc phải đóng cửa 2 nhà máy với 800 lao động tại Vũ Hán. Các nhà sản xuất ô tô lớn như Honda, Nissan đều đóng cửa nhà máy tại Vũ Hán.
Tình trạng gián đoạn sản xuất do dịch bệnh không chỉ diễn ra ở Vũ Hán mà đã lan sang các địa phương xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc - quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới về hàng hóa trung gian cho các ngành công nghiệp - đang bị tê liệt do dịch bệnh, khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu không khỏi lao đao. Tỷ trọng hàng hóa chế tạo trung gian của Trung Quốc trên toàn cầu tăng gấp đôi lên 20% chỉ trong vòng 10 năm từ 2005-2015.
Phân tích dựa trên số liệu bán lẻ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nhà phân tích Bloomberg cho biết, hàng hóa trung gian của Trung Quốc chiếm tỷ trọng tới 40% chuỗi cung ứng tại châu Á. Riêng Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới nhập khẩu tới 10% hàng hóa trung gian từ các nhà máy ở Trung Quốc.
Chuỗi cung ứng châu Á “ngấm” dịch
Chuyên gia kinh tế của Bloomberg Maeva Cousin nhận định, việc tìm chuỗi cung ứng thay thế hàng hóa Trung Quốc là phương án rất khó bởi Trung Quốc lâu nay là mắt xích thống lĩnh chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các chuyên gia kinh tế Bloomberg dự báo, ngay cả khi dịch bệnh được khống chế, tăng trưởng GDP quý I/2020 của Trung Quốc có thể giảm còn 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý IV/2019 đã lao đáy trong gần 30 năm qua khi chỉ đạt 6%.
Kinh tế Trung Quốc hiện đóng góp khoảng 17% GDP toàn cầu và là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch bệnh khiến kinh tế Trung Quốc “tụt ga” để lại hệ lụy lớn cho các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Hong Kong, sau nhiều tháng biểu tình và bạo lực triền miên, nay phải gồng mình tạo cú hích kinh tế và nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế Hong Kong ước giảm 1,7 điểm phần trăm trong quý I/2020, theo các chuyên gia kinh tế Bloomberg.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc và Việt Nam - hai quốc gia có lợi ích chặt chẽ từ du lịch và chuỗi cung ứng Trung Quốc - ước giảm 0,4 điểm phần trăm trong ngắn hạn, còn tăng trưởng của Australia và Brazil - hai nhà xuất khẩu hàng hóa lớn sang Trung Quốc - sẽ sụt giảm 0,3% ngay cả khi dịch viêm phổi cấp tại Trung Quốc được chặn đứng.
Khi nhiều nhà hoạch định chính sách và CEO nhận định còn quá sớm để đánh giá tác động toàn diện của dịch bệnh, thì thực tế cho thấy “bão” virus corona đã càn quét trên phạm vi toàn cầu. Hãng thời trang Nike vừa quyết định đóng cửa một nửa số cửa hàng do hàng này sở hữu tại Trung Quốc do dự báo sẽ chịu tác động mạnh từ dịch bệnh. Starbucks cũng đóng cửa khoảng 2.000 cửa hàng cafe trong khi Apple khẳng định chuỗi cung ứng của mình sẽ bị ảnh hưởng.
Mức độ và phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian tới ra sao còn tùy thuộc tốc độ khống chế virus corona.
Không ít ý kiến cho rằng tác động của dịch bệnh do virus corona tới kinh tế toàn cầu không nặng nề như dịch SARS bùng nổ tại Trung Quốc năm 2002-2003.
Tuy nhiên, đem so dịch bệnh do virus corona với dịch SARS là phép so sánh khập khiễng bởi dịch SARS diễn ra giữa lúc tăng trưởng toàn cầu đi xuống vào đầu năm 2003, nhưng sau đó đã phục hồi mạnh mẽ.
Ở góc độ khác, các nhà phân tích của hãng dịch vụ tài chính toàn cầu JPMorgan đánh giá, hiệu ứng gợn sóng của dịch bệnh do virus corona có thể lớn hơn so với dịch SARS, bởi thời điểm dịch SARS bùng phát, Trung Quốc chỉ đóng góp 5% GDP toàn cầu, còn đến năm 2019, tầm vóc kinh tế Trung Quốc tăng đã gấp 3,6 lần lên 18%.

-
EU tìm sự đồng thuận trong hành động đáp trả thuế quan của Mỹ
-
Sau cú mất mát 5.000 tỷ USD, Phố Wall tuần tới tiếp tục rung lắc mạnh
-
Ông Donald Trump trấn an khi chứng khoán Mỹ "bốc hơi" 5.000 tỷ USD do lo ngại chính sách thuế quan
-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại -
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm -
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4 -
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển