
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Hàng tiêu dùng, nông sản Việt Nam được người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng ưa chuộng. |
Chuyến đi của đoàn doanh nghiệp Việt Nam tới Hàn Quốc do Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương; Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc và Hiệp hội các nhà Nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA) tổ chức.
Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do VKFTA đi vào thực thi từ 20/12/2015, KVFTA được ví như một công cụ quan trọng giúp thương mại song phương tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2016 tới nay.
9 tháng đầu năm 2017 đạt trên 45 tỷ USD, tăng trưởng hơn 52% so với cùng kỳ và cao hơn kim ngạch thương mại 43,4 tỷ USD trong năm 2016.
Ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, những năm qua, các mặt hàng nhập khẩu gồm nông sản như rau, củ quả của Hàn Quốc đa phần nhập từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Hàn Quốc bắt đầu có xu hướng tìm kiếm những nguồn cung cấp khác ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, khi muốn thâm nhập thị trường Hàn Quốc ổn định và lâu dài, doanh nghiệp cần tìm đối tác chứ không phải khách hàng, điều quan trọng nhất là phải tìm được các nhà phân phối lớn.
Tại buổi giao thương của doanh nghiệp Việt Nam tại Hàn Quốc, đã có hơn 50 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối của Hiệp hội KOIMA. Các doanh nghiệp này nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa từ các thị trường trong khu vực về hệ thống kênh phân phối trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc.
Các sản phẩm hàng hóa Việt như hàng nông sản chê biến, hàng tiêu dụng, gia dụng đã được 17 doanh nghiệp từ các tỉnh và thành phố giới thiệu và chào bán vào thị trường Hàn Quốc thông qua các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu của Hàn Quốc.
Đại diện Bộ Công thương cũng chia sẻ, có nhiều cách đưa hàng vào Hàn Quốc, thông qua kênh phân phối lớn của Hàn Quốc như hệ thống siêu thị Lotte Mart, Công ty Dole, hệ thống siêu thị Emart… để tiếp cận thị trường này.
Bộ Công thương cho biết, để thúc đẩy xuất khẩu, trong thời gian tới, các hoạt động giao thương kết nối doanh nghiệp 2 nước sẽ tiếp tục được Bộ Công Thương tiến hành thông qua các đầu mối là Vụ thị trường Khu vực, các Thương vụ Việt Nam tại các nước trên toàn thế giới, trong đó có Hàn Quốc nhằm cụ thể hóa các mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng 2030.
Năm 2017 đánh dấu 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Thương mại 2 chiều năm 1992 mới đạt khoảng 500 triệu USD nhưng đến 2016 kim ngạch đạt 43,4 tỷ USD, tăng khoảng 87 lần.
Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ và là nhà đầu tư nước ngoài số 1 tại Việt Nam.

-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn