-
Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu toàn TKV đạt 150.157 tỷ đồng -
Cập nhật chính sách thương mại mới tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital chia sẻ về chiến lược M&A -
Thoát "mác" anh bưu tá, Viettel Post trở thành công ty công nghệ logistics -
Kiến tạo giá trị hậu M&A -
Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm
Tại Việt Nam, hoạt động vận tải và logistics đang trên đà phát triển cùng với sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. |
Những gương mặt mới
Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Khu công nghiệp Đình Vũ từ đầu năm 2018, Công ty cổ phần Transworld QBV ICD (liên doanh giữa Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình với Công ty TNHH Transworld Gls Việt Nam) đang đặt nhiều tham vọng mới, thông qua chiến lược đầu tư mạnh để khai thác thị trường dịch vụ logistics tại khu vực phía Bắc.
Transworld QBV ICD hiện sở hữu 20 ha cơ sở vật chất, bao gồm 87.000 m2 bãi container, 7.500 m2 kho ngoại quan và kho tổng hợp, 1.500 m2 kho hàng lạnh…
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Piyush Rathore, Tổng giám đốc Transworld QBV ICD chia sẻ, Công ty nhìn thấy tương lai phát triển của thị trường dịch vụ logistics ở phía Bắc, đó là lý do liên doanh được thành lập với trọng tâm khai thác tại Khu công nghiệp Đình Vũ.
Dịch vụ chính mà Transworld QBV ICD cung cấp là kinh doanh kho bãi, lưu giữ, bốc xếp hàng hóa, dịch vụ đóng gói, thông quan hàng hóa nhập khẩu và các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy tại cảng ICD Quảng Bình - Đình Vũ.
Một doanh nghiệp tư nhân khác đóng đô tại TP. Hải Phòng là Tập đoàn Sao Đỏ cũng đang dồn vốn đầu tư mạnh vào mảng dịch vụ logistics.
Sở hữu Khu công nghiệp Nam Đình Vũ với quy mô 1.329 ha, trong đó, khu cảng biển gồm 7 bến container và hàng tổng hợp, được thiết kế dành cho tàu 40.000 DWT, khu kho bãi rộng 105 ha, khu phi thuế quan rộng 210 ha… tập đoàn này đang triển khai đầu tư phân khu về cảng biển và logistics của Dự án cảng Nam Đình Vũ từ năm 2016, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I được đầu tư năm 2016 với diện tích 370 ha, đã hoàn thành đưa vào khai thác từ tháng 2/2018.
Báo cáo của Tập đoàn Sao Đỏ cho biết, tính đến hết năm 2018, tức là chỉ sau 10 tháng đi vào khai thác, cảng đã đón khoảng 200 chuyến tàu lớn nhỏ, đi các tuyến quốc tế như đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải… với sản lượng hàng hóa thông quan đạt khoảng 200.000 TEU.
Ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ cho rằng, việc phát triển logistics là xu hướng tất yếu trên thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam, dư địa để phát triển ngành này còn rất lớn.
“Chúng tôi đang đầu tư giai đoạn II, dự kiến cuối năm 2019 có thể bàn giao cho nhà đầu tư”, ông Phương cho biết thêm.
Vốn đầu tư vào logistics sẽ ngày càng lớn
Ngành logistics bao gồm các hoạt động dịch vụ chuỗi cung ứng hoàn thiện khép kín từ vận tải, kho bãi đến phân phối hàng hoá, kết nối nhà sản xuất tới người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, hoạt động vận tải và logistics đang trên đà phát triển cùng với sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Năm 2018, ngành dịch vụ logistics tiếp tục đà tăng của các năm trước với mức độ tăng trưởng 12-14% nhờ sự tăng trưởng của kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, cũng như sự quan tâm phát triển dịch vụ logistics của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.
Ông Nguyễn Tương, Phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam nhận xét, ngành dịch vụ logistics đã có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua.
Theo báo cáo điều tra về Chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam được xếp hạng 39/160 nước điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64/130 năm 2016, xếp thứ 3 trong khối ASEAN (sau Singapore vị trí thứ 7 và Thái Lan vị trí thứ 32). Logistics Việt Nam cũng được xếp hạng ở top đầu trong số các thị trường mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất mà Việt Nam có được kể từ khi WB xếp hạng LPI từ năm 2007 đến nay.
Hiện chúng ta phấn đấu tiếp tục tăng lên 5 - 10 bậc, tức là ở thứ hạng 30, ngang bằng với các nước phát triển.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tương, khó khăn, hạn chế lớn nhất của ngành logistics hiện nay là vấn đề kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành logistics. Mặc dù, trong những năm qua đã có sự phát triển rất mạnh mẽ, nhưng nhiều khâu về vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sông và đường sắt còn khó khăn.
Ngoài ra, chi phí logistics, cụ thể là chi phí vận tải tại Việt Nam đang ở mức cao (gấp 3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới) và không đồng đều giữa các khu vực, nguyên nhân chủ yếu do các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí hiện khá cao, gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác.
Lạc quan về tương lai, ông Nguyễn Tương cho rằng, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự gia tăng của các hoạt động xuất nhập khẩu, kéo dòng vốn đầu tư vào logistics ngày càng lớn, kỳ vọng lĩnh vực này tại Việt Nam sẽ có sự cải thiện tốt hơn.
“Dù phần lớn doanh nghiệp logistics trong nước có quy mô nhỏ và vừa, nhưng họ đang nỗ lực để gia tăng thị phần bằng cách tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, công nghệ, học hỏi quy trình của các tổ chức logistics quốc tế để trưởng thành”, ông Nguyễn Tương nói.
-
Hạt nhựa EPS Việt Nam xuất sang Indonesia bị áp thuế tự vệ thêm 3 năm -
Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital chia sẻ về chiến lược M&A -
Thoát "mác" anh bưu tá, Viettel Post trở thành công ty công nghệ logistics -
Kiến tạo giá trị hậu M&A -
Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm -
Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp đóng tàu và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam -
Tiềm năng lớn trong hợp tác doanh nghiệp Việt - Mỹ
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam