-
Sẽ chặn Temu, Shein nếu không hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024 -
Thừa Thiên Huế tích cực hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công ty khu công nghiệp; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam -
Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chính -
Vietnam Airlines hợp tác đưa gần 300.000 khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam -
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển
Xu hướng M&A được dự đoán sẽ được doanh nghiệp nội địa và nước ngoài trong lĩnh vực giao nhận tiếp tục thực hiện. Năm 2017, ngành vận tải và logistics hàng không phát triển trở thành thời điểm Samsung SDS (một công ty con của Tập đoàn Samsung) thực hiện liên doanh với Công ty cổ phần Logistics Hàng không (ALS) để tham gia mảng kinh doanh logistics tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
Một năm sau đó, Samsung SDS tiếp tục thành lập một liên doanh với một trong những công ty logistics nội địa lớn của Việt Nam là Minh Phương Logistics nhằm khai thác tiềm năng của thị trường vận tải hàng hoá nội địa bằng đường bộ (nơi đang đóng góp tới 65% thị phần vận chuyển hàng của Việt Nam - theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2018 của Bộ Công thương).
Hợp tác cùng doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực lớn về vốn, kinh nghiệm được xem là cơ hội tốt để doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam có thể cung cấp giải pháp dịch vụ logistics trọn gói, tối ưu hóa lợi nhuận.
Một thương vụ khác năm 2018 là Gemadept chuyển nhượng 51% mảng kinh doanh logistics và shipping cho Tập đoàn CJ Logistics (CJL).
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019:
- Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
- Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Diễn đàn có các hoạt động chính: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; Vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; Tiệc tối kết nối đầu tư; Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt – Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.
Báo cáo tài chính quý I/2019 của CJL ghi nhận doanh thu từ 2 mảng trên với Gemadept là 25,6 tỷ Won (tương đương hơn 486 tỷ đồng) và 3 tỷ Won lợi nhuận gộp (tương đương 57 tỷ đồng), tăng lần lượt 11,2 tỷ Won và 1,6 tỷ Won so với quý I/2018.
Sau “hôn nhân”, mối quan hệ giữa CJ Logistics và Gemadept vẫn diễn ra tốt đẹp và ăn ý. Bởi theo chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Gemadept, sau hơn 14 tháng thương vụ trên được diễn ra, CJ và Gemadept đã có nhiều việc phối hợp, hỗ trợ nhau về công nghệ, đặc biệt trong hoạt động tổ chức bộ máy, thiết lập các quy trình vận hành, tiếp cận và phát triển thêm các khách hàng đa quốc gia.
Cả hai cùng triển khai dịch vụ mới là tư vấn hoạt động logistics dành cho lĩnh vực thương mại điện tử, bán lẻ,…Loại hình dịch vụ mới này có nhiệm vụ thiết kế lại toàn bộ hệ thống khách hàng, phân tích/đánh giá hiện trạng, từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành logistics cho các khách hàng của Gemadept.
Đã có hai khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ logistics này của Gemadept là Công ty cổ phần Thế giới số Digiworld và Tập đoàn TTC.
CJ Logistics giới thiệu và làm việc với các đối tác của họ trên toàn cầu, kết nối với một số thành viên chủ chốt của Tập đoàn ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông.
“Đây là cơ sở rất tốt để công ty liên doanh Gemadept CJ có thể gia nhập vào hệ thống logistics toàn cầu của CJ”, ông Nguyễn Thanh Bình nói và cho biết thêm, CJL đã phối hợp để tham gia đấu thầu với một số khách hàng lớn như Samsung, Orion, Pepsico. Kết quả này đã đi đúng hướng như thời điểm Gemadept đặt vấn đề để CJL trở thành đối tác cổ đông chiến lược.
Cả hai còn đang nghiên cứu xây dựng trung tâm phục vụ nhóm hàng thương mại điện tử (E-commerce) sẽ được triển khai vào năm 2020, với mức độ hiện đại “tương đương Hàn Quốc cũng như trên thế giới”.
Đại diện trên còn cho biết, đội ngũ Gemadept đã, đang và sẽ hợp tác cùng 1-2 công ty bán lẻ hàng đầu Việt Nam nhằm gia tăng mức độ hiện diện cũng như năng lực cạnh tranh trong mảng logistics.
“Xu hướng M&A sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh của chúng ta mạnh lên và cũng tạo nên đối thủ cạnh tranh khác. Gemadept đang nghiên cứu khả năng M&A với một số công ty khác trong lĩnh vực vận tải và phân phối để hoàn thiện hệ sinh thái của mình”, ông Nguyễn Thanh Bình nói và cho rằng, xu hướng đầu tư vào tài sản trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa với các công ty trong ngành logistics, thay vì chỉ đổ vốn vào nguồn nhân lực, con người, công nghệ,…
Chiến lược M&A cũng góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng riêng mảng logistics của Gemadept đạt từ 20-30%/năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của Công ty là khoảng 15%/năm).
Các tập đoàn logistics có doanh thu cao nhất thế giới được đánh giá là những đơn vị dẫn đầu về cung cấp hợp đồng logistics trọn gói toàn diện. Xu hướng này cũng diễn ra tương tự tại thị trường nội địa, trong đó các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL nước ngoài (mô hình kinh doanh logistics cao nhất ở Việt Nam hiện nay) như DHL Logistics, Damco, FedEx, APL... là những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nhờ lợi thế về trang thiết bị, công nghệ quản lý và các dịch vụ giá trị gia tăng bổ sung.
Mặt khác, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công, do đó, dịch vụ liên quan đến logistics cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu này chủ yếu do công ty nước ngoài đảm nhiệm nhờ những mối quan hệ sẵn có từ công ty đặt hàng gia công.
“Một số doanh nghiệp logistics Việt Nam như Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vinafco, Transimex đang tích cực phát triển mô hình dịch vụ 3PL và là những doanh nghiệp mạnh xét trên góc độ sở hữu tài sản cố định và cung cấp dịch vụ cơ bản”, theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2018 của Bộ Công thương. Nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật) cho rằng, các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics và đang dừng ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn ban đầu của chuỗi dịch vụ.
-
Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công ty khu công nghiệp; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam -
Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chính -
Vietnam Airlines hợp tác đưa gần 300.000 khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam -
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam -
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển -
Xi măng Xuân Sơn sắp hoàn thành, dự kiến vận hành cuối năm 2024 -
Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đất
-
1 Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
2 Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
3 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt -
4 Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70% -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/11
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng