-
Xử lý vấn đề chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy -
Doanh nghiệp cảng biển trước cơ hội bứt tốc -
Chính phủ thống nhất trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
EVNSPC: Đóng điện thành công 3 công trình 110 kV trước Tết Ất Tỵ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 22/1/2025 -
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép
Sự trỗi dậy của Gig Economy hậu đại dịch là chủ đề “nóng” đối với các nhà kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng |
"Sự trỗi dậy" của Gig Economy
Hiểu một cách đơn giản, thuật ngữ Gig Economy nhắc đến một nền kinh tế mà trong đó, các công ty chủ trương thuê lao động tự do và chuyên gia hoạt động độc lập. Vào thời điểm ra đời, Gig Economy từng gây ra nhiều tranh cãi vì người lao động độc lập tham gia nền kinh tế này bị hạn chế những quyền cơ bản của người lao động khi thù lao được trả tương ứng với kết quả, không bao gồm thuế và bảo hiểm.
Tuy nhiên, Covid-19 đã thay đổi góc nhìn của thị trường thế giới đối với Gig Economy. Nền kinh tế Gig giờ đây đóng vai trò kết nối và duy trì mức sống của người dân trong đại dịch. Theo nhận định của Diginomica, người lao động đã cân nhắc “ghi danh” và trở thành một “tế bào” của Gig Economy nhờ vào tính tự do và chủ động mà nền kinh tế này mang lại.
Trong khi đó, một nghiên cứu của Gartner cho biết 32% doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nhân viên thời vụ thay cho nhân viên toàn thời gian để tối ưu hoá chi phí vận hành và dễ dàng tìm kiếm được các chuyên gia trong lĩnh vực họ cần.
Bà Lý Ngọc Trân, Giám đốc Bộ phận Tuyển dụng cấp cao và Nhân sự thuê ngoài của Talentnet khẳng định về sự phát triển của Gig Economy trong và ngoài nước: “Nền kinh tế Gig là một xu hướng tất yếu và là mối quan hệ win-win của người lao động độc lập với doanh nghiệp. Trong đó, người lao động tự do không chỉ chủ động trong việc quản lý thời gian, mà còn gia tăng thu nhập ngay tại nhà. Đối với doanh nghiệp, nó giúp tối ưu hóa chi phí, mở rộng tiềm lực nhân sự nội tại và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho đơn vị. Tại Việt Nam, dù chưa có số liệu cụ thể nhưng xu hướng này cũng đang “nở rộ” mạnh mẽ sau đại dịch với đông đảo lực lượng lao động tự do tham gia”.
“Bộ đôi” giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực dồi dào của Gig Economy
Dù Gig Economy đang dần trở thành xu hướng mới, nhưng doanh nghiệp Việt còn gặp nhiều hạn chế khi tiếp cận với nguồn lao động này, đặc biệt là khó khăn trong việc tìm nguồn uy tín để xác thực và đánh giá kỹ năng của các ứng viên tự do.
Dưới đây là hai gợi ý từ bà Lý Ngọc Trân giúp việc gia nhập “cuộc chơi” Gig Economy trở nên dễ dàng hơn:
Tìm kiếm ứng viên tiềm năng từ nền tảng trung gian: Doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn lao động độc lập khổng lồ với đầy đủ thông tin trên các ứng dụng hiện nay như Upwork, Freelancer, Fiverr, LinkedIn… và lựa chọn những ứng cử viên sáng giá, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặt hạn chế của các nền tảng trung gian này là doanh nghiệp không thể xác thực tài khoản của đội ngũ lao động tự do, cũng như không thể kiểm chứng được thông tin của họ cho đến khi phỏng vấn.
Chọn thuê ngoài nhân sự - sự bảo đảm của chất lượng: Khi lựa chọn dịch vụ thuê ngoài nhân sự từ bên thứ ba, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm và lọc ứng viên. Các đơn vị này cũng cam kết đảm bảo chất lượng của nguồn ứng viên tự do, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được nhân lực phù hợp và thật sự chất lượng. Đồng thời, sự góp sức của dịch vụ thuê ngoài nhân sự cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định sử dụng lao động tự do của Nhà nước và quyền lợi cho cả ba bên: doanh nghiệp – bên thứ ba – người lao động tự do.
“Gig Economy mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn ứng viên dồi dào, đa dạng trong thị trường lao động tự do nhưng đồng thời cũng đem đến thách thức cho bộ phận Nhân sự trong việc nhanh chóng tìm được ứng viên chất lượng. Các nhà quản trị nhân sự cần cẩn trọng cân nhắc, tìm kiếm nhân sự phù hợp với các tiêu chí đề ra và kiểm tra chặt chẽ thông tin ứng viên để tránh lựa chọn ứng viên kém chất lượng, gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp”, bà Trân cho biết.
Thuê ngoài nhân sự từ bên thứ ba là giải pháp “2 trong 1” vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và dễ dàng sở hữu được “đội binh tinh nhuệ” với tiếp sức từ bên ngoài. |
Bước vào giai đoạn bình thường mới, Gig Economy trở thành “miếng bánh” hấp dẫn đối với doanh nghiệp lẫn đội ngũ lao động. Để thuận lợi bước chân vào Gig Economy, ngoài những nền tảng trung gian, các công ty có thể cân nhắc lựa chọn bên thứ ba với dịch vụ thuê ngoài nhân sự để nhanh chóng tiếp cận với nguồn lao động tự do dồi dào, chất lượng mà vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 22/1/2025 -
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép -
Xuất nhập khẩu với khu vực thị trường CPTPP vượt 102 tỷ USD -
Năm 2024, Sonadezi Châu Đức (SZC) báo lãi hơn 300 tỷ đồng -
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt