
-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
Man Group, BNP Paribas và Credit Suisse Group là 3 trong số nhiều tên tuổi tổ chức đầu tư đang tập trung nhiều hơn vào thị trường Đông Nam Á, sau khi đón nhận những chia sẻ của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị Jackson Hole tuần trước, với nội dung thể hiện quyết tâm nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát, chấp nhận hy sinh tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số MSCI ASEAN đang có mức tăng trưởng tích cực hơn nhiều so với chỉ số chung MSCI châu Á – Thái Bình Dương và đang hướng tới việc có 3 quý liên tiếp vượt trội hơn so với chỉ số MSCI World (chỉ số bao gồm các cổ phiếu vốn hoá lớn và trung bình đại diện cho 23 thị trường phát triển trên thế giới).
Các quỹ đầu tư toàn cầu đã rót khoảng 2,4 tỷ USD vào các thị trường Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore kể từ đầu tháng 7 tới nay, trong đó Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo số liệu của Bloomberg.
Nguyên nhân chính của việc dòng vốn đầu tư tập trung về thị trường Đông Nam Á là việc khu vực này bắt đầu mở cửa đón du khách trở lại, nhu cầu nội địa hồi phục mạnh mẽ, từ đó tạo khiên chắn trước những tác động tiêu cực của thị trường toàn cầu.
Chưa kể, triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á đầy hứa hẹn so với các thị trường khác, vốn đang vật lộn với sức tiêu dùng đi xuống và giá cả gia tăng.
“Dòng vốn đầu tư trực tiếp đang rót vào khu vực Đông Nam Á, xu hướng này sẽ tiếp tục và việc tái cơ cấu dòng vốn đầu tư trong dài hạn rất tích cực”, Joshua Crabb, trưởng nhóm chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Robeco Hong Kong chia sẻ.
Malaysia – nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng ít nhất 5% trong năm nay, theo khảo sát các chuyên gia của Bloomberg. Bên cạnh đó, Malaysia đang nâng mức mục tiêu đón khách du lịch năm 2022 lên gấp đôi mức đưa ra cách đây vài tháng, trong khi Thái Lan kỳ vọng thu về 11 tỷ USD từ hoạt động đón khách du lịch nước ngoài trong nửa cuối năm.
“Chúng tôi đang tập trung vào thị trường Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Khu vực này không chỉ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch, mà còn có khả năng tăng trưởng lợi nhuận tích cực”, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại BNP Paribas chia sẻ.
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025