-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Hiệp định thương mại tự do giữa khối EFTA và Indonesia chính thức có hiệu lực
Hiệp định thương mại tự do giữa khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) và Indonesia đã có hiệu lực từ 1/ 11/2021 sau khi được các bên ký kết hoàn tất phê chuẩn.
CEPA là một hiệp định toàn diện và hiện đại, bao trùm tất cả các lĩnh vực thường có trong các hiệp định thương mại tự do toàn diện mà khối EFTA đã ký thời gian qua. |
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ, Hiệp định thương mại tự do giữa khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) và Indonesia đã chính thức có hiệu lực từ 1/ 11/2021 sau khi được các bên ký kết hoàn tất quá trình phê chuẩn.
Hiệp định có tên đầy đủ là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA), được khối EFTA và Indonesia khởi động vòng đàm phán đầu tiên vào năm 2011. Sau đó, các Bên đã trải qua 14 vòng đàm phán chính thức và nhiều cuộc họp cấp chuyên gia, tổ chức luân phiên tại các nước EFTA và Indonesia. Hiệp định được chính thức ký kết tại Jakarta, Indonesia vào ngày 16/12/2018.
Tại Thụy Sỹ, Hiệp định đã được Quốc hội Thụy Sỹ thông qua tháng 12/2019. Tuy nhiên sau đó, do có một số nội dung được người dân Thụy Sỹ quan tâm, đặc biệt về vấn đề dầu cọ và phát triển bền vững, nên theo quy định của nước này, Hiệp định đã phải trải qua trưng cầu dân ý. Cử tri Thụy Sỹ cuối cùng cũng đã bỏ phiếu ủng hộ Hiệp định trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 7/3/2021.
Đây được coi là một hiệp định toàn diện và hiện đại. Nó bao trùm tất cả các lĩnh vực thường có trong các hiệp định thương mại tự do toàn diện mà khối EFTA đã ký thời gian qua, như thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, thương mại và phát triển bền vững, cũng như các điều khoản pháp lý và các điều khoản ngang.
Hiệp định này sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và môi trường pháp lý đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa khối EFTA và Indonesia. Khi kết thúc lộ trình dỡ bỏ thuế quan, tất cả thuế quan sẽ không còn đối với hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp các nước EFTA tiếp cận thị trường Indonesia đối với các sản phẩm xuất khẩu chính như thủy hải sản, sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm (pho mát, sôcôla, cà phê), các sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị, đồng hồ, hóa chất và dược phẩm. Hiệp định cũng sẽ thúc đẩy thương mại dịch vụ, chẳng hạn các dịch vụ liên quan đến năng lượng, viễn thông, tài chính ngân hang…. Hiệp định còn tạo ra một khuôn khổ thúc đẩy các hoạt động đầu tư xuyên biên giới giữa các bên.
Hiệp định cũng có một chương về hợp tác và nâng cao năng lực, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tổng thể của hiệp định và đặc biệt là thúc đẩy các cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư mà hiệp định đem lại.
Đồng thời hiệp định cũng hướng tới sự tăng cường hợp tác nhằm đạt được sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Chương về thương mại và phát triển bền vững của hiệp định sẽ tạo ra một khuôn khổ tham chiếu chung, ràng buộc về mặt pháp lý cho các quan hệ thương mại ưu đãi, giúp đảm bảo rằng các mục tiêu phát triển kinh tế phải phù hợp với các mục tiêu về bảo vệ môi trường và quyền lao động.
Liên quan đến dầu cọ (sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Indonesia), đây là một chủ đề nhạy cảm của phát triển bền vững. Thụy Sỹ đánh giá Hiệp định chỉ quy định cắt giảm thuế quan ở mức độ vừa phải, trong hạn ngạch được giới hạn nghiêm ngặt.
Các nhà nhập khẩu chỉ có thể nhập khẩu dầu cọ một cách ưu đãi nếu họ chứng minh được rằng dầu cọ được sản xuất bền vững. Chính phủ Thụy Sỹ trước đó đã thông qua quy định thực hiện chứng chỉ bền vững đối với dầu cọ vào ngày 18/8/2021. Điều này sẽ có hiệu lực cùng lúc với Hiệp định.
Thương mại hàng hóa giữa khối EFTA và Indonesia đạt khoảng 1,35 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu của các nước EFTA sang Indonesia đạt xấp xỉ 750 triệu USD trong năm 2020, bao gồm một số sản phẩm chính là máy móc thiết bị điện (15,6%), thiết bị cơ khí (12%), hóa chất (9%) và dược phẩm (8,8%).
EFTA nhập khẩu hàng hóa từ Indonessia với kim ngạch khoảng 600 triệu USD trong cùng năm, trong đó giày dép là mặt hàng lớn nhất (22,5%), tiếp theo là hàng dệt thoi và phụ kiện quần áo (13%) và máy móc thiết bị điện (9,7%). Đối với Indonesia, EFTA là khu vực châu Âu đầu tiên nước này ký kết một hiệp định toàn diện như vậy.
Về phía Thụy Sỹ, không kể Liên minh châu Âu EU, nước này hiện có 33 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 43 đối tác.
Phần lớn FTA này được Thụy Sỹ ký kết trong khuôn khổ khối EFTA. Tuy nhiên, cũng có một số đối tác quan trọng mà Thụy Sỹ ký FTA song phương ngoài khuôn khổ EFTA, như với Nhật Bản, Trung Quốc và mới đây nhất với Anh (cho thời kỳ hậu Brexit).
Trong các nước ASEAN, khối EFTA cùng Thụy Sỹ đã ký FTA với Singapore (có hiệu lực từ tháng 1/2003), Philippines (có hiệu lực từ tháng 6/2018) và Indonesia.
Hiện khối EFTA đang tiếp tục đàm phán FTA với Malaysia và Việt Nam. Đàm phán FTA với Thái Lan đã tạm dừng nhưng các bên đang trao đổi để sớm nối lại.
Nhiều quốc gia phê chuẩn RCEP, "siêu hiệp định" sắp có hiệu lực
Với sự phê chuẩn RCEP của Australia và New Zealand, Hiệp định này đã đáp ứng được điều kiện để tiến gần hơn tới việc có hiệu lực vào...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024