
-
Tạm khấu trừ thuế tiền trợ cấp mất việc là chưa nhân văn
-
Phạt TVSI vì cho vay khách hàng không bảo đảm tỷ lệ ký quỹ
-
VN-Index bứt phá, xác lập mức cao nhất từ đầu tháng 2/2023
-
Novaland (NVL) trình kế hoạch lợi nhuận 2023 giảm 90%, không chia cổ tức 2 năm
-
Sắc đỏ lan rộng các sàn chứng khoán châu Á, giao dịch tại Việt Nam sôi động -
Quỹ ngoại bán thêm hơn 1,3 triệu cổ phiếu MWG khi giá cổ phiếu giảm 50,5% từ đỉnh
Tỷ giá tăng 1%, thị trường bớt nóng
Sau khi giá USD liên tục tăng nóng mấy ngày qua và đã chính thức chạm trần 21.673 đồng/USD vào ngày 6/5, hôm qua (7/5), Ngân hàng Nhà nước đã chính thức điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1%.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tỷ giá có xu hướng tăng thời gian qua chủ yếu do yếu tố tâm lý và kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD, áp dụng từ ngày 7/5.
![]() |
Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.890 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.456 VND/USD.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là hết sức cần thiết. Bởi trên thực tế, tỷ giá nóng gần đây không hẳn chỉ do yếu tố tâm lý.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, có 4 yếu tố đang làm nóng tỷ giá.
Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp đang tăng lên, do kinh tế có dấu hiệu phục hồi.
Thứ hai, cán cân thương mại của cả nước 4 tháng đầu năm ước thâm hụt hơn 3 tỷ USD.
Thứ ba, USD đang tăng giá trên thế giới.
Thứ tư, nhu cầu ngoại tệ để phát triển của Chính phủ đang tăng lên (Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối để bổ sung vốn đầu tư phát triển).
Tuy nhiên, TS. Hiếu cũng cho rằng, mức điều chỉnh 1% là hơi “sốc” cho thị trường, sẽ hợp lý hơn nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh từng bước một, mức điều chỉnh khoảng 0,5% mỗi lần.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cũng ủng hộ việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Thực tế, ngay sau khi tỷ giá được điều chỉnh, tình hình đã dịu đi nhiều. Trước đó, ngày 6/5, một số ngân hàng đã vượt trần tỷ giá, USD bán ra lên tới 21.675 – 21.676 đồng/USD.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá cũng phù hợp với nhận định của một số đơn vị nghiên cứu gần đây. Trong báo cáo vĩ mô vừa công bố, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BSC) cho rằng, USD sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới và tỷ giá không loại trừ khả năng được điều chỉnh.
Không nên “bó” tỷ giá quá hẹp
Trên thực tế, kể cả tỷ giá không điều chỉnh, thì Ngân hàng Nhà nước vẫn có đủ lực để can thiệp thị trường. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá kịp thời cho thấy, cơ quan này đã bám sát diễn biến thị trường, điều hành linh hoạt theo quan hệ cung cầu.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là dư địa điều chỉnh tỷ giá 2% của năm nay đã được sử dụng hết. Điều này cũng có nghĩa, việc giữ ổn định tỷ giá (không điều chỉnh) từ nay đến cuối năm là một thách thức lớn đối với Ngân hàng Nhà nước.
TS. Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao của Ngân hàng BIDV cho rằng, kịch bản điều hành tỷ giá năm nay phức tạp hơn những năm trước do giá dầu, USD trên thế giới biến động phức tạp, dòng vốn FDI có sự dịch chuyển. Do đó, việc giữ biên độ tỷ giá 2% trong năm nay là rất khó khăn. “Nếu điều kiện khách quan thay đổi mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá vượt quá cam kết là 2% trong năm nay. Dù tăng vượt quá cam kết, song nếu kết hợp với truyền thông, giải thích cặn kẽ, tôi nghĩ cũng không vấn đề gì”.
Đồng tình với ý kiến này, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên nới biên độ điều chỉnh tỷ giá năm nay lên mức 3%.
TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cũng cảnh báo, giá USD sẽ tiếp tục tăng và việc giảm giá mạnh của các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ chưa dừng lại. Thêm vào đó, USD tăng giá cũng khiến nhà đầu tư nước ngoài, các DN và người dân tăng nắm giữ USD, khiến cung - cầu ngoại tệ sẽ không như dự tính. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành tỷ giá linh hoạt hơn nữa.
Trong báo cáo vĩ mô vừa phát hành, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho giữ quan điểm VND cần được cho phép trượt giá 3 - 4% một năm trong 2 - 3 năm, thông qua nhiều bước với biên độ 1-1,5%. “Sự giới hạn trong không gian chính sách có thể là cơ hội cho các công cụ và biện pháp trái thông lệ”, VEPR khuyến cáo.

-
Hướng dẫn kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sang 2023 -
VN-Index bứt phá, xác lập mức cao nhất từ đầu tháng 2/2023 -
Gửi lời tri ân cùng món quà ý nghĩa dành tặng cha mẹ -
Cổ phiếu hồi phục, vợ Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân bán ra gần 18,2 triệu cổ phiếu -
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ quy định gói định mức tối đa chi thưởng bảo hiểm -
Novaland (NVL) trình kế hoạch lợi nhuận 2023 giảm 90%, không chia cổ tức 2 năm -
Sắc đỏ lan rộng các sàn chứng khoán châu Á, giao dịch tại Việt Nam sôi động
-
Samsung Việt Nam tăng cường nguồn nhân lực cho những bước tiến mới tại Việt Nam
-
Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế?
-
Lộ diện chủ nhân mới của chiếc Vertu Signature chính hãng đắt nhất Việt Nam
-
M Village của Nguyễn Hải Ninh ra mắt dòng khách sạn lifestyle ngay tại trung tâm TP.HCM
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả
-
Generali khẳng định vị thế tài chính vững mạnh