-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Câu chuyện Taisho và Dược Hậu Giang cũng minh chứng cho trái ngọt của làn sóng M&A |
Tín hiệu khả quan
Sau khi hợp tác thành công cùng Tập đoàn Dược phẩm DaeWoong, danh mục thuốc tân dược của Traphaco đạt được mức tăng trưởng cao. Theo đó, quá trình đàm phán bắt đầu từ năm 2019 và sau 2 năm, đến nay, loại thuốc tân dược đầu tiên do Daewoong chuyển giao công nghệ đã đi vào sản xuất từ quý III/2021. Ước tính, từ năm 2021, Traphaco sẽ có 3 - 4 sản phẩm được chuyển giao công nghệ mỗi năm trong 5 năm tới (2021 - 2026), giúp thúc đẩy mạnh danh mục thuốc tân dược.
Gần đây, tăng trưởng của Traphaco được hỗ trợ bởi doanh thu từ sản phẩm R&D mới (Boganic Premium, Boganic tea, Seacan, Feritonic…), với số lượng sản phẩm ra mắt thành công tăng từ 2-3 sản phẩm/năm lên 6 sản phẩm/năm trong 2016 - 2020.
Câu chuyện Taisho và Dược Hậu Giang cũng minh chứng cho trái ngọt của làn sóng M&A. Theo đó, sau khi tăng vốn, dưới trợ lực của Taisho, Dược Hậu Giang đánh dấu bước chuyển mình quan trọng với 2 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn Japan GMP, giúp nâng cao chất lượng và gia tăng năng lực cạnh tranh các sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Trong tương lai, doanh nghiệp sẽ nâng cấp các dây chuyền còn lại lên chuẩn Japan GMP. Đây chính là bước đột phá của doanh nghiệp này với sứ mệnh nâng tầm thuốc Việt không chỉ tại thị trường trong nước mà còn vững vàng vươn ra thị trường quốc tế.
Trong phân phối, Dược Hậu Giang luôn ứng dụng "Just in Time" để tối ưu tiến độ sản xuất và hàng, giảm số tháng trữ hàng tồn kho. Các trung tâm phân phối đều đạt chuẩn GSP, giúp hàng hóa lưu thông vẫn đảm bảo chất lượng. Phòng kiểm nghiệm cũng đạt GLP sẵn sàng đón các sáng chế thuốc và công nghệ tân tiến mới.
Về làn sóng M&A trong ngành dược, ngoài những thương vụ lớn đã được nhắc tới trước đó tại Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Dược Hà Tây, Công ty cổ phần Pymepharco, trong năm 2020, nhóm nhà đầu tư do GIC đại diện đã rót 203 triệu USD vào Vinmec, trong khi VinaCapital đầu tư vào Bệnh viện Thu Cúc. Hay gần đây, Sumitomo Corporation của Nhật Bản công bố sẽ đầu tư hàng chục triệu USD vào Insmart - doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe tại thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, phân khúc phòng khám nha khoa sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư với các chuỗi mới thành lập có cơ sở vật chất chất lượng cao và nha sĩ được đào tạo bài bản. Đầu năm 2021, Kim Dental huy động thành công 24 triệu USD trong vòng Series B từ Quỹ đầu tư ABC World Asia.
Xu thế thay đổi ở giai đoạn bình thường mới
Nếu nhìn nhận theo xu thế của năm 2019 và 2020, lĩnh vực chữa trị ung thư sẽ tiếp tục là phân khúc chính của các thương vụ M&A trong lĩnh vực dược phẩm.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của một số chuyên gia, hiện các phòng khám chuyên khoa tập trung vào một số lĩnh vực y tế khác như tiêu hóa, vật lý trị liệu và nhi khoa đang có nhu cầu mạnh mẽ. Đặc biệt, Việt Nam sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ y tế với các ứng dụng cho phép người dùng đặt lịch khám và thăm khám bác sĩ thông qua trò chuyện video.
Thực tế cho thấy, nhiều start-up công nghệ y tế như JioHealth và Med247 đã huy động thành công vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, cho thấy triển vọng của phân khúc mới mẻ này tại thị trường Việt Nam.
Dù không thể phủ nhận sức hấp dẫn của M&A trong ngành dược, song vẫn còn một số hạn chế về cơ chế chính sách níu chân các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, trong thời gian gần 2 năm diễn ra dịch Covid-19, số lượng phê duyệt thuốc đã tăng từ 171 trường hợp trong 8 tháng năm 2020 lên 335 trường hợp trong 8 tháng năm 2021 và thời gian phê duyệt trung bình đối với một số loại thuốc đã giảm từ 22 tháng xuống 18 tháng là tín hiệu đáng mừng.
Theo ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CIV, ba lý do chính khiến M&A vẫn là xu thế của tương lai bởi trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng và sự đổi mới công nghệ nhanh chóng, các hãng dược phẩm phải liên tục cải tiến và phát triển bộ phận R&D trước khi các bằng sáng chế hết hạn. Do đó, các hãng sẽ tham vọng mua lại các công ty nhỏ hơn với những điều kiện sẵn có.
“Ngoài ra, hoạt động M&A sẽ góp phần cơ cấu lại danh mục đầu tư. Theo đó, danh mục đầu tư của các công ty dược phẩm liên tục cần được làm mới để giải quyết sự sụt giảm doanh thu không thể tránh khỏi khi các bằng sáng chế của thuốc brand name hết hạn. Việc này đòi hỏi các hãng phải liên tục theo dõi và tinh chỉnh danh mục sản phẩm của mình. Do đó, M&A như một giải pháp để các hãng lớn thu nhận những tiến bộ mới từ các công ty nhỏ hơn, bổ sung vào danh mục đầu tư của mình”, ông Hiệu nói. dương ngân
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"