-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Quỹ đầu tư nhìn vào đội ngũ của start-up
Sau hơn 10 năm khởi nghiệp và thực hiện nhiều vòng gọi vốn, ông Phan Hồng Minh, nhà sáng lập, kiêm CEO Công ty cổ phần Phát triển Dịch vụ nhà sạch (sở hữu thương hiệu JupViec) nhớ nhất quá trình gọi vốn vòng hạt giống với Quỹ đầu tư Nhật Bản - CyberAgent Ventures từ năm 2015.
Khi ấy, ông Minh không có kinh nghiệm về sổ sách, tài chính, không có lợi thế về nền tảng công nghệ, nhưng từ sự giúp đỡ của một người cố vấn, Công ty cổ phần Phát triển Dịch vụ nhà sạch đã có thể kết nối với CyberAgent và hoàn thành thương vụ. “Tôi được biết, những công ty chưa có nhiều số liệu, kết quả kinh doanh, thì có một số trọng điểm mà quỹ đầu tư thường nhìn vào để đánh giá là con người, giấc mơ, quyết tâm với dự án”, ông Minh chia sẻ.
Bà Hoàng Thị Kim Dung, chuyên viên tư vấn đầu tư tại Genesia Ventures (quỹ đầu tư vào giai đoạn đầu cho các start-up) cho biết, đơn vị này thường chú trọng vào 2 yếu tố là thị trường và đội ngũ. Trong đó, Quỹ sẽ đánh giá xem đội ngũ lãnh đạo start-up có phải là người phù hợp để giải quyết các bài toán đang có trong từng ngành cụ thể hay không.
“Chúng tôi đã đầu tư vào một start-up mà đội ngũ của họ từng khởi nghiệp trong cùng lĩnh vực nhưng không thành công. Những kinh nghiệm trong quá khứ có thể trở thành bài học để họ xử lý các vấn đề tương tự trong dự án hiện tại”, bà Dung chia sẻ quan điểm.
Bà Dung không đặt niềm tin vào các kế hoạch kinh doanh dài hạn trong 5-10 năm của start-up, mà cần các kế hoạch tài chính đảm bảo cân bằng giữa hai yếu tố là tham vọng và dữ liệu thực tế. Nếu start-up không đưa ra được tham vọng đủ sức hấp dẫn, nhà đầu tư sẽ không muốn tham gia thương vụ. Và nếu start-up đưa ra kế hoạch tham vọng, nhưng những kết quả từ thực tế còn quá thấp sẽ khiến nhà đầu tư cảm thấy start-up không thực tế.
“Thông qua các con số mà nhà sáng lập đưa ra cho từng giai đoạn, có thể thấy họ có thực tế không, có khả năng cải thiện biên lợi nhuận hay không. Tôi không tin vào kế hoạch kinh doanh, nhưng tin rằng, kết quả mà đội ngũ đã đạt được thể hiện khả năng thực thi của họ”, bà Dung nói.
Mối quan hệ win-win
Quan sát hơn 80 start-up nói chung và 7 start-up Việt nói riêng mà mình trực tiếp hỗ trợ gọi vốn, bà Dung đưa ra 3 điểm yếu mà đa số start-up thường mắc phải khi gọi vốn.
Đầu tiên là khả năng truyền đạt điều mình mong muốn với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại. Để giải quyết điểm yếu này, start-up nên chuẩn bị tài liệu gọi vốn (pitch deck) và gửi trước đến nhà đầu tư. Nếu nhà sáng lập tổng hợp các câu hỏi thường được nhiều quỹ đầu tư đặt ra thành tài liệu “những câu hỏi thường gặp” để gửi kèm theo pitch deck, thì buổi gặp đầu tiên chắc chắn trở nên vô cùng chất lượng.
Điểm yếu thứ hai là sự lúng túng khi được hỏi về các số liệu hoặc số liệu không logic. “5 năm tới start-up muốn đạt được những kết quả nào và làm gì để đạt điều đó là hai câu hỏi mà nếu start-up không trả lời ngay được, thì tôi thấy họ chưa thực sự dành nhiều thời gian suy nghĩ nghiêm túc việc phát triển của công ty”, bà Dung nói.
Điểm yếu thứ ba có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thương vụ đầu tư. Đó là các hành động duy trì tương tác, kết nối trước và sau khi thương vụ được chốt. “Khi gọi vốn, nói nôm na là “đi bán hàng”, start-up cần phải có kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và xử lý tình huống khi nhà đầu tư đưa ra các câu hỏi khó”, ông Phan Hồng Minh nói.
Theo ông Minh, sau khi nhận vốn đầu tư trong giai đoạn đầu, Công ty cổ phần Phát triển Dịch vụ nhà sạch đã tìm một nhân sự phụ trách tài chính để hệ thống lại sổ sách. Trong khi đó, đội ngũ sáng lập cố gắng đặt mình vào vị thế của nhà đầu tư để giải bài toán khó là sử dụng từng đồng tiền thật giá trị và start-up tiếp tục tăng trưởng.
Khi hệ sinh thái khởi nghiệp chưa phát triển vào khoảng 5-10 năm trước, nhiều start-up thường than phiền về việc bị nhà đầu tư “ép” tăng trưởng. Song theo quan sát của ông Minh, hệ sinh thái đã trưởng thành hơn, trong đó mối quan hệ giữa quỹ đầu tư và start-up là quan hệ “win-win” nhằm tạo sự tin tưởng và đồng hành.
“Vị thế của nhà đầu tư và start-up khác nhau, nên tôi cần nhấn mạnh rằng, nhà sáng lập phải đặt mình vào vị thế của nhà đầu tư để hiểu hơn mong muốn của họ. Từ đó, dễ dàng thấu hiểu những áp lực mà đối phương đang gặp, tránh tình trạng ép hay bị ép”, ông Minh chia sẻ.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025