
-
Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an, địa phương chống hàng giả
-
Chuẩn bị hợp nhất hệ thống y tế "siêu đô thị" gần 14 triệu dân
-
Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn
-
Covid-19 tái xuất tại một số địa phương, ngành y tế siết chặt phòng dịch
-
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chủ động ứng phó dịch Covid-19 -
Đi khám đau cổ vai gáy phát hiện khối u chèn ép tủy
Thực tế cho thấy hiện nhiều người vì lo lắng, hồi hộp mà huyết áp không đủ tiêu chuẩn nên bị hoãn tiêm vắc-xin. Sau khi về nhà, họ đo lại huyết áp thì ghi nhận chỉ số trở về bình thường.
![]() |
Theo một số chuyên gia, việc đo huyết áp trước khi tiêm vắc-xin nên bỏ vì không giá trị và làm ảnh hưởng đến tốc độ tiêm chủng. |
Theo đó, nếu muốn đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin thì việc đo huyết áp trước khi tiêm là không cần thiết bởi ai đi tiêm vắc-xin thường sẽ lo lắng, căng thẳng, huyết áp tăng là tất yếu. Việc đo đi đo lại chỉ số huyết áp đến khi đạt yêu cầu rất mất thời gian.
Chưa kể, trong các nghiên cứu khoa học và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không có thông tin về việc vắc-xin làm huyết áp tăng.
Trong giai đoạn các địa phương phải thần tốc tiêm vắc-xin một số chuyên gia kiến nghị Bộ Y tế bỏ yêu cầu này, bởi khám sàng lọc tiêm vắc-xin khác với khám sức khỏe tổng quát.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho rằng, bỏ đo huyết áp là tất yếu bởi thế giới đã không làm điều này.
Cũng theo bác sĩ này tăng huyết áp khi tiêm chủng là do vấn đề tâm lý, không ảnh hưởng tới kết quả tiêm chủng. Đó còn chưa nói người cao huyết áp càng cần tiêm vắc-xin bởi nếu không may mắc bệnh, bệnh sẽ nặng.
Còn theo TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng phía Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, về cơ bản có thể bỏ đo huyết áp khi tiêm vắc-xin Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có đối tượng cần lưu tâm nên có thể bố trí máy đo huyết áp tại điểm tiêm để kiểm tra khi cần.
Được biết, thời gian qua câu chuyện huyết áp tăng cao mỗi khi đến lịch tiêm chủng của người dân được nhắc tới nhiều với thuật ngữ “tăng huyết áp áo choàng trắng”.
Đây là là tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao khi gặp bác sĩ, những người mặc áo blouse trắng. Tình trạng này sẽ hết khi bệnh nhân về nhà. Hội chứng này có thể gặp ở nhiều người, đa dạng độ tuổi.
Huyết áp được quyết định bởi 4 yếu tố là sức bóp của tim, tính đàn hồi của mạch máu, thể tích máu và độ nhớt của máu.
Mọi nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng, biến đổi 4 yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp; đặc biệt khi lo lắng quá mức, bị stress, tức giận, nhịp đập của tim sẽ tăng lên khiến mạch máu co thắt lại và hậu quả làm cho huyết áp tăng.
Khi gặp bác sĩ, thầy thuốc là người thường mặc áo choàng trắng, nhiều người bệnh đã bị tăng huyết áp một cách tự nhiên. Hội chứng này được biết đến như là một tình trạng tăng huyết áp giả tạo do bệnh nhân cảm thấy quá lo lắng và căng thẳng.
Làm chủ tâm lý để không bị sợ hãi khi gặp bác sĩ là điều quan trọng đối với những người mắc hội chứng này; có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh sử dụng chất kích thích, giảm muối trong chế độ ăn;
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, điều độ để tăng cường sức khỏe tim mạch; áp dụng phương pháp thư giãn như yoga để kiểm soát tâm lý, nhịp thở, giúp giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, công việc;
Đi khám cùng người thân hay bạn bè, để tạo cảm giác đồng hành, tránh sợ hãi khi đi một mình gặp bác sĩ; kiểm soát cân nặng, lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể. Giảm cân sẽ giúp huyết áp ổn định hơn, cơ thể thoải mái hơn vì không quá trọng tải.
Liên quan tới việc đo huyết áp khi tiêm chủng, ngày 10/8/2021 Bộ Y tế ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT kèm Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19. Đây là phiên bản cập nhập lần 4 để thay thế những văn bản trước đó.
Bộ Y tế quy định cần thận trọng tiêm chủng với người có huyết áp tối thiểu <60 mmHg hoặc >90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa <90 mmHg hoặc >140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).

-
Covid-19 tái xuất tại một số địa phương, ngành y tế siết chặt phòng dịch -
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chủ động ứng phó dịch Covid-19 -
Ngành Y tế ra quân tháng cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả -
Tin mới y tế ngày 22/5: Thành công ca ghép xương vi phẫu cho trẻ mắc dị tật hiếm -
Covid-19 đã được xếp vào nhóm B, người mắc bệnh có cần cách ly y tế? -
Đi khám đau cổ vai gáy phát hiện khối u chèn ép tủy -
Bộ Y tế mạnh tay chấn chỉnh thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản