-
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam
Thông điệp từ nữ doanh nhân nghe các câu hỏi bằng... tay
Sáng lập Tiệm giặt là người điếc Lương Thị Kiều Thúy (bìa trái) và người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu (bìa phải). |
Là một trong 3 nữ diễn giả của Hội thảo Tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng để phục hồi và phát triển doanh nghiệp do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam vừa tổ chức, Lương Thị Kiều Thúy, Sáng lập Tiệm giặt là người điếc là một nhân vật đặc biệt.
Cô trẻ nhất, rất ít kinh nghiệm kinh doanh và đương nhiên là ít được biết đến hơn rất nhiều so với bà Đinh Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Secoin và bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn PAN.
Hơn thế, cô là người khiếm thính và người đồng hành với cô là một phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu. Nhưng Lương Thị Kiều Thúy là nhân vật khiến nhiều người tham gia Hội thảo cảm thấy ngưỡng mộ.
“Covid-19 khiến tôi đóng cửa 2 tháng vì giãn cách, trầy trật trong kinh doanh, nhưng không ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề cho cộng đồng mình, không hạn chế mong muốn tạo việc làm cho những người bạn của mình”, Thúy nói về cách thức cô cùng Tiệm giặt là người điếc tồn tại trong 2 năm qua.
Thậm chí, Covid-19 đã khiến nhiều người dùng mạng xã hội hơn, nhiều người dùng facebook hơn và nhờ đó Tiệm giặt là của cô và các bạn được biết đến nhiều hơn.
“Chúng tôi chọn facebook để chia sẻ thông tin vì nhiều người dùng và miễn phí. Chúng tôi là Vlog về tiệm giặt, chia sẻ cuộc sống của những người khiếm thính, chia sẻ những điều tử tế mà chúng tôi nhận được từ khách hàng và chia sẻ về chất lượng dịch vụ. Dù là người khuyết tật, chúng tôi xác định khách hàng chỉ quay lại vì chất lượng chứ không vì nhân viên là người điếc”, Thúy đã chia sẻ kinh nghiệm ứng phó của Tiệm.
Các kế hoạch chưa dừng lại. Cô và các bạn đang sẵn sàng chia sẻ mô hình, tìm kiếm nhà đầu tư để nhân rộng. “Chúng tôi tin là sẽ có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp có thể đầu tư để tạo thêm việc làm cho những người khuyết tật và cả những người bình thường khác”, Lương Thị Kiều Thúy tự tin.
Kế hoạch của những người... không còn nhiều thời gian
Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group (người cầm mic) và bà Đình Hoài Giang, Tổng giám đốc Secoin (áo trắng) |
Người thuyền trưởng của PAN Group, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Trà My là một người rất nổi tiếng so với Người sáng lập Tiệm giặt là người điếc. PAN Group cũng vậy, là một doanh nghiệp quy mô lớn, hơn 10.000 lao động, 45 nhà máy, trải dài từ Hà Nội đến TP.HCM, đang có rất nhiều kế hoạch bứt phá, từ việc cấu trúc lại sản phẩm, nghiên cứu và phát triển giống mới, chuyển đổi số, bắt tay với các tập đoàn khổng lồ đến tham vọng nâng tầm nông nghiệp Việt Nam.
Theo bà Trà My, dịch bệnh là thời gian để nhìn lại mình, tái cấu trúc lại các mảng, tìm hiểu thị trường, khách hàng, để thay đổi, mở rộng nhà máy, ao nuôi để hợp với nhu cầu mới của thị trường, để phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững...
Nhưng lý giải cho các kế hoạch tham vọng này lại là những trăn trở, suy tính đáng trân trọng.
“Chúng tôi có những lãnh đạo Tập đoàn là cây đa, cây đề trong ngành, ở tầm tuổi U90, U80 và cả tôi là U60, vẫn sẵn sàng thay đổi, tiếp cận chuyển đổi số. Chúng tôi xác định, quỹ thời gian của chúng tôi không còn nhiều, nên cần có những kế hoạch phù hợp. Chúng tôi không thể có kế hoạch 5 năm, mà chỉ 3 năm, 2 năm, thậm chí trong bối cảnh thay đổi, không biết còn gì sẽ xảy ra như hiện tại, thì kế hoạch có thể thay đổi 1 năm hay từng quý”, bà Trà My chia sẻ về con đường đi tới cua PAN Group.
Thậm chí, cuộc chiến Nga – Ukraine xảy ra, PAN đã họp rất nhanh, lên kế hoạch tăng cường sản xuất, tăng cường đầu vào sẵn sàng đủ hàng cung cấp cho EU khi lượng cá tuyết, cá tra từ Nga sang EU bị ảnh hưởng..
Và nữ doanh nhân không ngừng học hỏi
Bà Đinh Hoài Giang đã có hơn 30 năm chèo lái Secoin, đưa doanh nghiệp vật liệu không nung nhỏ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.
Năm vừa rồi, Secoin giảm tới 40% sản lượng xuất khẩu, bởi khách hàng nước ngoài giảm nhu cầu và cũng bởi giãn cách khiến doanh nghiệp không thể cung cấp đơn hàng đúng hạn, nên đối tác tìm kiếm nhà cung cấp khác. Trong nước, các dự án bất động sản cũng chậm lại do dịch bệnh.
“Nhưng nhờ dịch bệnh nên bây giờ tôi có thể tự tin nói học được nhiều, cả công nghệ, kỹ năng sử dụng máy tính, điều mà trước kia không có thời gian để làm”, bà Giang chia sẻ.
Secoin đã có những bước chuyển đổi số mạnh mẽ, từ các hoạt động trong nội bộ đến xây dựng hệ thống marketing trực tuyến, xây dựng showroom ảo.
“Chỉ cấn 1 click chuột, khách hàng có thể đến thăm bất cứ showroom ảo nào mà họ muốn. Chúng tôi cũng có công cụ để đo được sự quan tâm của khách hàng với sản phảm của mình... Chúng tôi đã đứng lên bằng chuyển đổi số và mạnh mẽ hơn”, bà Giang nói.
Phụ nữ nghĩa là kinh doanh - SheMeansBusiness
Chương trình SheMeansBusinees tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ |
Chia sẻ tại Hội thảo Tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng để phục hồi và phát triển doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cho rằng, các doanh nhân nữ Việt Nam với bản lĩnh kiên cường“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Họ đã cùng tìm ra những giải pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe và tinh thần của doanh nghiệp, của những người lao động và của cả những đối tác đi cùng.
Đặc biệt, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam với sự hậu thuẫn của Chương trình SheMeansBusinees 5 năm qua đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ nâng cao kỹ năng kỹ thuật số trong tiếp cận và duy trì khách hàng, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu cũng như những kiến thức hiểu biết về tài chính ứng phó với khủng hoảng.
"Chương trình SheMeansBusiness của Meta đến với các doanh nhân nữ Việt Nam đúng lúc, như một sự chuẩn bị cho việc thích ứng với đại dịch Covid-19 và các khủng hoảng tiềm ẩn, không mong muốn khác”, bà Minh nhấn mạnh.
Trong hơn 5 năm qua, Chương trình đã đào tạo và giới thiệu tài nguyên tham khảo, hỗ trợ nâng cao năng lực số và quản lý tài chính cho hơn 35.000 phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh góp phần nâng cao khả năng thích ứng và trụ vững trong bối cảnh đại dịch đầy thách thức hiện nay.
-
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Bytes for Future góp phần nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các em học sinh Việt Nam -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Các hãng bay phấp phỏng trong mùa thấp điểm -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam -
Không lo thiếu hụt xăng dầu những tháng cuối năm -
Cổ đông Tổng công ty Sonadezi (SNZ) chuẩn bị nhận cổ tức 2023 bằng tiền -
Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với các nhà phân phối
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi