-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
Lượng sắt thép, giấy, nhựa phế liệu nhập khẩu về Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 lên đến 1,2 tỷ USD, vượt hơn 200 triệu USD so với mức chi nhập khẩu phế liệu của cả năm 2016. |
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã chi 1,2 tỷ USD để nhập khoảng 4 triệu tấn phế liệu các loại về thị trường nội địa, trong đó, lượng nhập khẩu nhựa phế liệu là 277.000 tấn, giấy phế liệu là 1,06 triệu tấn, sắt thép phế liệu là 2,7 triệu tấn, đồng thời sắt thép cũng là loại phế liệu có giá trị nhập khẩu lớn nhất, với 958 triệu USD.
Phế liệu nhập khẩu về Việt Nam đã chứng kiến mức tăng chưa từng thấy trong 3 năm trởi lại đây.
Nếu năm 2016, cả nước nhập 4,9 triệu tấn phế liệu cá loại với trị giá xấp xỉ 1 tỷ USD thì năm 2017 đã tăng lên 5,5 triệu tấn với trị giá 1,8 tỷ USD. Nửa đầu năm 2018, chi nhập khẩu phế liệu đã vượt cả năm 2016.
Phế liệu nhựa được nhập từ Nhật Bản chiếm tới 24,8% trong 6 tháng đầu năm. Tiếp đó là Mỹ chiếm 14% và Hàn Quốc là 12,6%. Trong khi đó, phế liệu giấy nhập khẩu từ Mỹ chiếm tới 39,6%; Nhật là 17,3%. Phế liệu sắt thép có xuất xứ từ Nhật chiếm tới 29,7%; từ Mỹ là 18,7%; Hồng Kông 12,2%.
Thời gian qua, từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng gia tăng mạnh, có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm, biến Việt Nam thành địa điểm tập kết rác thải công nghiệp.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông Mai Xuân Thành cho biết, tình trạng nhập khẩu phế liệu gia tăng manh tại các cảng biển tại Việt Nam. Nhiều container nhập khẩu phế liệu về cảng như vô chủ, không ai đến nhận, gây khó khăn trong công tác tập kết. Riêng lượng container phế liệu đang tồn đọng tại cảng Hải Phòng và Cát Lái (TP.HCM) lên khoảng 5.000 chiếc.
Cụ thể, số container tồn tại Cát Lái tính đến ngày 25/7 là 3.579 container, trong đó có 594 container tồn 30-90 ngày; 2.423 container tồn quá 90 ngày; còn lại là dưới 30 ngày. Tại Hải Phòng, tính đến 5/7, tổng số container phế liệu còn tồn là 1.495 container, trong đó 1.342 container phế liệu nhựa.
Thủ tục nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam còn nhiều kẽ hở khiến cho doanh nghiệp lợi dụng, trong khi cơ quan chức năng rất khó điều tra, xử lý.
Đại diện Tổng cục Hải quan cũng cho biết, lợi dụng việc chính phủ Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu, một số cá nhân người Trung Quốc đã chuyển hướng đưa loại hàng hóa này vào Việt Nam thông qua các cảng biển.
Cụ thể, các cá nhân người Trung Quốc thu gom nguồn phế liệu từ các nước châu Âu, sau đó tìm cách nhập khẩu vào Việt Nam. Họ khai báo là phế liệu đủ tiêu chuẩn nhập khẩu nhưng thực chất qua kiểm tra đều không đủ và hiện có khoảng 1.000 container hàng hóa thuộc loại này.
Mới đây nhất, cơ quan Hải quan đã phối hợp với công an ngăn chặn một vụ việc nhập khẩu nhôm tại Bà Rịa - Vũng Tàu lên tới hàng trăm ngàn tấn, trị giá 2 tỷ USD, theo đó, Tổng cục Hải quan đánh giá đây là một dạng tội phạm nhưng chế tài xử lý chưa có, trong khi nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia.
Một dạng hoạt động tinh vi hơn mà hải quan cũng phát hiện trong quá trình đấu tranh là hàng hóa làm giả xuất xứ Việt Nam. Cụ thể, các đối tượng nước ngoài móc nối với doanh nghiệp Việt Nam làm giả xuất xứ Việt Nam đối với các mặt hàng không phải Việt Nam sản xuất nhằm được hưởng các ưu đãi thuế quan ở các nước nhập khẩu.
Đơn cử như sản phẩm nhôm khi nhập vào thị trường Mỹ, nếu của Việt Nam sản xuất chỉ chịu mức thuế 15% nhưng nếu là sản phẩm của Trung Quốc phải chịu thuế nhập khẩu tới 374%.
Ngày 25/7, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam và các giải pháp quản lý, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cần điều tra, xử lý, truy đến cùng các container phế liệu đã vào Việt Nam mà không có người nhận, chiếm không gian lớn tại các cảng; làm rõ nguyên nhân, khởi tố một số vụ vi phạm luật môi trường, nhập phế liệu trái phép vào Việt Nam để răn đe.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần rà lại tất cả các giấy phép còn hạn ngạch, không cấp mới giấy phép doanh nghiệp nhập phế liệu.Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ tác động từng sản phẩm phế liệu, từ đó, nêu rõ cơ sở cần thiết để có danh mục phế liệu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn để nhập vào Việt Nam với tinh thần là giảm danh mục tối đa, tránh tình trạng “lợi bất cập hại” do nhập phế liệu vào Việt Nam.
Trong chiến dịch "chặn" rác phế liệu đổ về Việt Nam, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải làm rõ tác động từng sản phẩm phế liệu, từ đó, nêu rõ cơ sở cần thiết để có danh mục phế liệu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn để nhập vào Việt Nam với tinh thần là giảm danh mục tối đa, tránh tình trạng “lợi bất cập hại” do nhập phế liệu vào Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, các địa phương, các bộ liên quan xử lý tiêu hủy, di dời các container phế liệu.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần rà lại tất cả các giấy phép còn hạn ngạch, không cấp mới giấy phép doanh nghiệp nhập phế liệu. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra việc cấp phép thời gian qua, xử lý nghiêm cán bộ, doanh nghiệp vi phạm.
Bộ Công Thương cũng phải rà lại vấn đề tạm nhập tái xuất phế liệu.
-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Loạt thương hiệu quán ăn, nhà hàng nhỏ Việt Nam được quảng bá trên tòa nhà Nasdaq -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024
-
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử