Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Sáu bước cho kế hoạch kinh doanh phải có ngay
Khi thế giới bước vào giai đoạn tái kích hoạt sau đại dịch, đã đến lúc doanh nghiệp cần phải bình tĩnh và đánh giá lại tình hình hoạt động của mình.

Một chiến lược đúng đắn là vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp giành được những thắng lợi to lớn, nếu không, thất bại là điều không thể tránh khỏi.

Là nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn hàng đầu cho các công ty đang phát triển, RSM biết rằng, dù với mục tiêu là gặt hái thành công hay chỉ là tiếp tục tồn tại, tất cả các doanh nghiệp đều cần có kế hoạch cho riêng mình. Trong năm vừa qua, chúng tôi đã luôn sát cánh bên cạnh khách hàng của mình, cùng hỗ trợ họ vượt qua những thời điểm khó khăn.

Lê Khánh Lâm, Phó tổng giám đốc, RSM Việt Nam
Ông Lê Khánh Lâm, Phó tổng giám đốc, RSM Việt Nam

Có thể nhận thấy nhiều ngành công nghệ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đội ngũ quản lý doanh nghiệp đã phải nhìn nhận và điều chỉnh lại cách vận hành của mình. Những nhà bán lẻ đã chuyển sang kinh doanh thương mại điện tử và các nhà hàng chuyển hướng từ dịch vụ ăn uống tại chỗ truyền thống sang bán mang đi. Ngay cả lĩnh vực kinh doanh ô tô cũng chuyển từ việc khách hàng đến mua trực tiếp tại đại lý sang giao tận nhà cho khách hàng với các tùy chọn xe. Nhiều ngành nghề đã chuyển mình thành công nhằm đáp ứng tình hình không ngừng biến đổi.

Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cũng thích nghi thành công. Chúng tôi đã từng tham gia tư vấn, hỗ trợ những khách hàng gặp nhiều thách thức và khó khăn. Tuy vậy, những cuộc trao đổi thích hợp ngày hôm nay có thể gia tăng cơ hội có được thành công hơn vào ngày mai.

Tại RSM, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp, giúp họ quản lý rủi ro, cải thiện khả năng ra quyết định, thúc đẩy năng suất, hiểu rõ các giá trị và hiện thực hóa thay đổi. Nhưng để giúp doanh nghiệp tự tin phát triển, chúng tôi và cả khách hàng đều phải luôn thận trọng và có cái nhìn toàn diện, đa chiều.

Trên thế giới, chúng ta đang nhận thấy sự đồng cảm với các doanh nghiệp từ các ngân hàng và người cho vay bên cạnh sự hỗ trợ và bảo vệ từ chính phủ, thông qua hình thức cho vay hoàn vốn và các sáng kiến khác. Một số doanh nghiệp cố gắng giữ nguồn tiền, cắt giảm tổng chi phí, cho nhân viên nghỉ phép tạm thời và tận dụng thiện chí từ các chủ nợ và ngân hàng.

Tuy nhiên, các biện pháp này có thể đối phó được với hiệu suất kinh doanh thời điểm hiện tại. Nếu tính cả các khoản tiền và trợ cấp của chính phủ vào phần lợi nhuận và thua lỗ, điều này có thể vẽ nên một bức tranh quá lạc quan. Đến một lúc nào đó, khoản tiền này vẫn cần được trả lại.

Đại dịch toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu về sự nhạy bén trong kinh doanh và thực tế hiện nay chúng ta có thể phải đối mặt với một cuộc tái cơ cấu quy mô lớn nếu các doanh nghiệp không đưa ra quyết định đúng đắn vào lúc này.

Trong lúc thị trường kinh doanh đang hướng tới giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi, dưới đây là 6 bước mà các doanh nghiệp có thể bắt đầu áp dụng lập kế hoạch cho một kết quả tích cực trong tương lai.

1. Lập kế hoạch kỹ lưỡng

Lập kế hoạch là chìa khóa của vấn đề. Điều quan trọng là phải xem xét các con số và cân nhắc vị trí của doanh nghiệp trong khoảng thời gian 6, 12 hay 18 tháng và lập kế hoạch cho tương lai. 

2. Dự báo tương lai của doanh nghiệp

Xây dựng các mục dự báo và dự phòng trong bảng kế hoạch này. Các doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để đưa ra được dự báo tốt nhất mà có thể điều chỉnh khi cần thiết.

3. Tương tác với các bên liên quan

Tương tác với tất cả các bên tài chính liên quan quan trọng, như ngân hàng, nhà đầu tư, nhà tài trợ để đảm bảo minh bạch và nhận được hỗ trợ cho kế hoạch hành động.

4. Suy nghĩ khác biệt

Các ngành công nghiệp đang thay đổi liên tục. Ngoài việc cố gắng thích nghi với tình hình hiện tại, doanh nghiệp nên suy nghĩ, chuẩn bị trước cho các tình huống có thể xảy ra trong tương lai.

5. Thích nghi và linh hoạt

Hãy chuẩn bị thích nghi và linh hoạt hơn. Đặt mô hình tài chính vào trung tâm của bảng kế hoạch. Chủ động giám sát các mô hình này và sẵn sàng điều chỉnh cách tiếp cận ngay khi cần thiết.

6. Hãy chuẩn bị cho những điều bất ngờ

Đây là việc hãy luôn dự trù sẵn nguồn lực để cho phép doanh nghiệp có thể ứng phó với những điều bất ngờ xảy ra, dù điều đó là tốt hay xấu.

Tóm lại, có nhiều điều mà các doanh nghiệp đang phát triển cần phải xem xét. Tuy nhiên, bằng việc tạo ra một kế hoạch hành động mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ gia tăng cơ hội đạt được kết quả thành công. Là doanh nghiệp toàn cầu với chuyên môn trải rộng từ quốc gia, khu vực đến các lĩnh vực, RSM tin tưởng có thể hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những thời điểm khó khăn. Với mạng lưới RSM gồm 48.000 nhân sự tại 120 quốc gia, chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Là một đội ngũ hợp nhất, chúng tôi chia sẻ những kỹ năng, sự hiểu biết và các nguồn lực bên cạnh phương pháp tiếp cận hợp tác, lấy khách hàng làm trung tâm trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về khách hàng, trong bất kể lĩnh vực nào. Đây là cách mà chúng tôi cùng doanh nghiệp khách hàng tự tin phát triển và phát huy hết tiềm năng của mình. Những tháng qua là một hành trình khó quên đối với tất cả chúng ta, nhưng nếu hợp tác cùng nhau, một tương lai tích cực và tươi sáng chắc chắn sẽ luôn chờ đón.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ: Đừng đợi "nước đến chân mới nhảy"
Bạn đang sở hữu một doanh nghiệp nhỏ với quá nhiều khoản nợ? Sau đây là những điều chủ doanh nghiệp cần biết về những cải cách mới liên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư