-
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD -
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm -
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt
Theo báo cáo, trong quý III, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Thái Nguyên đã làm việc với nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư, đề nghị được thuê đất để thực hiện dự án tại các khu công nghiệp Thái Nguyên.
Ban đã thực hiện cấp mới 13 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (CNĐKĐT) cho 13 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư là 57,84 triệu USD. Lũy kế đến ngày 14/9/2023, đã thực hiện cấp mới 25 Giấy CNĐKĐT cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư là 170,95 triệu USD.
Bên cạnh việc cấp mới các dự án FDI, Ban Quản lý các KCN tỉnh còn thực hiện cấp điều chỉnh 39 lượt Giấy CNĐKĐT, trong đó có 6 lượt điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư với số vốn tăng thêm là 6,59 triệu USD; còn lại 33 lượt điều chỉnh các nội dung khác.
Như vậy, lũy kế đến ngày 14/9/2023 Ban đã thực hiện cấp điều chỉnh 73 lượt điều chỉnh Giấy CNĐKĐT, trong đó có 14 lượt điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư, số vốn tăng thêm là 75,07 triệu USD và 919 tỷ đồng; 1 lượt điều chỉnh giảm tổng vốn đầu tư với số vốn giảm là 5,835 tỷ đồng; còn lại 58 lượt điều chỉnh các nội dung khác.
Trong thời gian tới, Ban Quản lý các KCN tỉnh sẽ tiếp tục tập trung, đẩy nhanh việc xử lý hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy CNĐKĐT theo đúng hoặc sớm hơn thời gian quy định. Trong thời gian tới, Thái Nguyên đặt mục tiêu thực hiện cấp mới 9 dự án vào khu công nghiệp, gồm 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 120 triệu USD (cả mở rộng), 4 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.000 tỷ đồng.
Ban Quản lý các KCN sẽ tập trung tăng cường nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án sớm đi vào hoạt động nhằm tăng năng lực mới cho sản xuất. Đặc biệt, sẽ thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để tìm giải pháp tháo gỡ, đạt kế hoạch đặt ra trong năm 2023.
Theo ông Trịnh Việt Hùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngay sau khi Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh bắt tay ngay vào việc triển khai các khu công nghiệp và hàng chục cụm công nghiệp trong quy hoạch nhằm tạo dư địa bất động sản công nghiệp để đón “làn sóng” đầu tư trong những năm tới.
Cụ thể, tỉnh đã thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 đối với hầu hết các khu công nghiệp trong quy hoạch, tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, triển khai xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư.
-
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc: Việt Nam giữ nguyên sức hút -
Duyệt mặt bằng trung tâm thương mại 20 triệu USD; Đề xuất Trung ương chi 39.827 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM -
Giao đầu mối xử lý kiến nghị của UBND TP.HCM về Dự án đường Vành đai 4 -
8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngân
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village