-
Đề nghị tuyên phạt ông Mai Tiến Dũng từ 24-30 tháng tù treo -
Thâu tóm Dự án Đại Ninh, “đại gia” Nguyễn Cao Trí hưởng lợi ngàn tỷ -
Vướng mắc 10 năm trong thanh toán khoản công nợ 225 tỷ đồng xây dựng cầu Hòa Trung -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị tuyên án 7 năm tù -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị đề nghị 7- 8 năm tù -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khai gì trong vụ án thứ hai?
Hệ thống cầu đường sắt Việt Nam hợp tác Nhật Bản đầu tư xây dựng giúp tàu chạy đúng tốc độ thiết kế
(Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải rà soát cụ thể về thời gian, thời điểm, những người theo dõi, phụ trách trong thời gian đó.
“Hiện, Bộ Giao thông Vận tải chưa nhận được thông tin hay yêu cầu điều tra từ phía Nhật Bản. Tuy nhiên, Bộ đã liên tục chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam cần khẩn trương rà soát lại và có báo cáo, khi có thông tin Bộ sẽ có thông báo cụ thể.”
Về vấn đề này, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện chưa thể trả lời cụ thể về việc xung quanh thông tin JTC hối lộ lãnh đạo đường sắt Việt Nam 80 triệu yen.
Trước đó, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây bị kết án 20 năm tù vì nhận hối lộ 262.000 USD từ quan chức Nhật Bản để Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International - PCI, trụ sở chính tại Nhật) thắng thầu dự án xây dựng tại đại lộ Võ Văn Kiệt, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008. |
“Sau khi có thông tin này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã cho triển khai ra soát lại các cơ quan có liên quan và làm báo cáo và sẽ có phương hướng triển khai tiếp. Còn hiện tại chưa có thông tin gì,” ông Thành khẳng định.
Trước đó, nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun đưa tin, ngày 21/3, ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Công ty Tư vấn Giao thông Vận tải Nhật Bản (JTC) có trụ sở ở Tokyo, thừa nhận đã trả tiền "lại quả" cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba nước này.
Cụ thể, JTC đã “lại quả” 80 triệu yen (khoảng 16,6 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam; 30 triệu yen cho 3 dự án 2,9 tỷ yen ở Indonesia, và 20 triệu yen cho một dự án khoảng 700 triệu yen ở Uzbekistan.
Theo tờ Yomiuri Shimbun thông tin, JTC bị cho là đã trả tiền "lại quả" cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải Indonesia. Song danh tính những người này không được tiết lộ.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, JTC có mặt ở hầu hết các dự án liên quan đến đường sắt như các dự án an toàn giao thông đường sắt Bắc-Nam, xử lý cầu yếu, dự án đường sắt đô thị và cả dự án nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Chủ đầu tư các dự án này đều là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Việt Hùng (Vietnam+)
-
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng coi 4,2 tỷ nhận hối lộ chỉ là “quà cáp” -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị đề nghị 7- 8 năm tù -
Nhận hối lộ gần 25 tỷ, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị tuyên phạt 12 năm tù -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khai gì trong vụ án thứ hai? -
Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và 9 bị cáo hầu tòa -
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới -
Mở lại phiên tòa xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư