-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thêm 9.617 người mắc Covid-19, TP.HCM có 1.339 ca
Tính từ 16h ngày 18/11 đến 16h ngày 19/11, Hệ thống Quốc gia Quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.625 ca nhiễm mới, gồm 8 ca nhập cảnh và 9.617 ca ghi nhận trong nước (giảm 592 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 5.454 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-270), Tiền Giang (-240), Hà Giang (-152).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cần Thơ (+117), Cà Mau (+112), Bạc Liêu (+111).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 9.218 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.075.094 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với tỷ lệ số ca nhiễm trên một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.909 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.070.011 ca, 880.747 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (454.061), Bình Dương (246.668), Đồng Nai (81.067), Long An (37.119), Tiền Giang (23.481).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.971 ca, nâng tổng số ca chữa khỏi lên 883.564 người.
Số bệnh nhân thể nặng đang được điều trị là 4.596 ca, trong đó, 9 người được can thiệp ECMO (giảm 5 trường hợp so với ngày trước đó).
Từ 17h30 ngày 18/11 đến 17h30 ngày 19/11, ngành Y tế ghi nhận 102 ca tử vong tại TP.HCM (55), Đồng Nai (12), Tiền Giang (12), Bình Dương (5), Bạc Liêu (4), Tây Ninh (2), Bình Thuận (2), Đồng Tháp (2), Kiên Giang (2), Cần Thơ (2), Bình Định (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Long An (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 93 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.578 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
Trong 24 giờ qua, ngành Y tế đã thực hiện 137.677 xét nghiệm cho 280.046 lượt người. Số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ 27/4 đến nay là 24.701.024 mẫu cho 65.475.964 lượt người.
Trong ngày 18/11, 1.324.442 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 104.758.269 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.109.343 liều, tiêm mũi 2 là 38.648.926 liều.
Hà Nội: F0 tăng cao kỷ lục
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 18/11 đến 18h ngày 19/11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 275 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 104 ca tại cộng đồng, 135 ca tại khu cách ly và 36 ca tại khu phong tỏa.
Trong 275 ca dương tính có 153 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, 32 người tiêm 1 mũi, 60 trẻ em chưa tiêm và số còn lại chưa tiêm vắc xin.
Các bệnh nhân này phân bố tại 26/30 quận, huyện: Nam Từ Liêm (35), Gia Lâm (22); Đống Đa (20), Thanh Trì (19), Hoàng Mai (19), Ba Đình (18), Hà Đông (18), Hai Bà Trưng (16), Mê Linh (14), Long Biên (14);
Quốc Oai (12), Bắc Từ Liêm (12), Thanh Oai (10), Đông Anh (10), Hoài Đức (8), Chương Mỹ (7), Cầu Giấy (6), Sóc Sơn (3), Thanh Xuân (3), Mỹ Đức (3), Thanh Trì (1), Ứng Hòa (1), Thường Tín (1), Hoàn Kiếm (1), Phúc Thọ (1) và Ba Vì (1).
275 ca dương tính này phân bố theo 14 chùm ca bệnh, ổ dịch: F1 các trường hợp sàng lọc ho, sốt (106); Sàng lọc ho, sốt (44); Ổ dịch kho hàng Shopee - Khu công nghiệp Đài Tư (20);
Ổ dịch Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (20); Ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang, huyện Quốc Oai (16); Ổ dịch La Thành, phường Giảng Võ, quận Ba Đình (14); Ổ dịch chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (11);
Liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát) (11); Liên quan các tỉnh có dịch (9); Ổ dịch tổ 6, phường Mộ Lao, quận Hà Đông (8); Ổ dịch đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy (8); Ổ dịch thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh (3); Ổ dịch thôn Mới, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ (3) và ổ dịch Phú La - quận Hà Đông (2).
Riêng 104 ca cộng đồng theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Sàng lọc ho, sốt (44); Chùm F1 các trường hợp sàng lọc ho, sốt (43); Ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (8); Liên quan các tỉnh có dịch (5); Ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang (1); Ổ dịch thôn Mới, Tốt Động (1); Liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 1); Ổ dịch đường Trần Duy Hưng (1).
Phân bố 104 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Nam từ Liêm (21), Đống Đa (14), Thanh Trì (12), Hoài Đức (7), Long Biên (6), Hai Bà Trưng (6), Hoàng Mai (5), Cầu Giấy (5), Đông Anh (5), Ba Đình (4), Bắc Từ Liêm (3), Mỹ Đức (2), Mê Linh (2), Chương Mỹ (2), Hà Đông (2), Gia Lâm (2), Thanh Xuân (1), Thanh Trì (1), Phúc Thọ (1), Sóc Sơn (1), Thường Tín (1), Hoàn Kiếm (1).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) là 7.291 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.646 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 4.645 ca.
TP.HCM xin thêm 100.000 liều thuốc Molnupiravir để điều trị F0
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, để xin cấp thêm 100.000 liều thuốc Molnupiravir dùng điều trị bệnh nhân Covid-19.
Từ khi TP.HCM thí điểm điều trị có kiểm soát bằng thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế đã cấp 110.000 liều (gồm 50.000 liều Molnupiravir 400 mg Stella Việt Nam và 60.000 liều Molnupiravir 200 mg Optimus Ấn Độ).
Sở Y tế TP.HCM đã điều chuyển 43.000 liều cho các tỉnh (theo chỉ đạo của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo), đã cấp 67.000 liều Molnupiravir cho các Trung tâm y huyện và TP.Thủ Đức, các trạm y tế, trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến và bệnh viện trên địa bàn thành phố để điều trị cho bệnh nhân F0.
Hiện Thành phố còn tồn kho 2.000 liều Molnupiravir và sẽ cấp phát hết trong 2 ngày nữa. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, TP.HCM đề nghị Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo xem xét cấp bổ sung 100.000 liều Molnupiravir cho Thành phố.
Mới đây, Molnupiravir đã được Bộ Y tế cập nhật vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, cập nhật lần thứ 7 ngày 6/10.
Hiện tại, số trường hợp F0 có xu hướng tăng sau khi TP.HCM triển khai áp dụng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 (có khoảng 55.000 F0 cách ly tại nhà và cơ sở cách ly), do đó, nhu cầu sử dụng Molnupiravir cũng tăng tương ứng.
An Giang vượt mốc 20.000 ca mắc F0
Theo CDC An Giang, trong ngày 18/11/2021, phát hiện 367 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 01 trường hợp nhập cảnh thuộc huyện An Phú. Tổng số trường hợp mắc COVID-19 từ ngày 15/4 đến nay: 20.123 trường hợp (có 19 trường hợp tái dương tính), 14 ca tử vong.
Liên quan đến ổ dịch tại TP. Long Xuyên, UBND TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) cho biết, qua tầm soát, tính đến thời điểm này, Công ty TNHH May xuất khẩu Đức Thành 1, thuộc phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên đã phát hiện 222 ca nghi nhiễm trong công nhân.
Trước đó, ngày 12/11, công ty tầm soát tổng cộng 1.511 công nhân, phát hiện 41 ca nghi nhiễm, ngày 13/11 phát hiện thêm 181 ca nghi nhiễm; hầu hết được tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19, một số đã tiêm chưa đủ 14 ngày.
Hiện, các F0 được đưa vào khu chung cư (còn trống) của công ty và phối hợp Trung tâm Y tế, Trạm Y tế phường Mỹ Thới cách ly, điều trị theo quy định. Đối với F1, sau khi thực hiện tầm soát có kết quả âm tính, công ty cho công nhân cách ly tại nhà theo quy định.
Theo UBND TP. Long Xuyên, Công ty TNHH May xuất khẩu Đức Thành 1 đã tích cực chăm lo đời sống, hỗ trợ điều trị cho các F0, hiện sức khỏe mọi người vẫn ổn định; tạm dừng hoạt động khu vực có F0 làm việc trong 3 ngày để khử khuẩn. Công nhân sẽ được xét nghiệm vào ngày thứ 7 trước khi vào khâu sản xuất để bảo đảm phòng ngừa dịch bệnh.
Bên cạnh với việc phủ vắc-xin mũi 1 và mũi 2 trong cộng đồng, An Giang hiện đang khẩn trương tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo chỉ đạo của trung ương.
Dự kiến trong tháng 11 này, có khoảng 200.000 trẻ em An Giang từ 12-17 tuổi được tiếp cận vắc-xin, kể cả trẻ em hiện đang tạm trú tại các hộ gia đình, nhà trọ, trẻ lang thang cơ nhỡ, không còn đi học. Mục tiêu để ít nhất 90% trẻ em trên toàn tỉnh được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là quyền lợi của trẻ, trách nhiệm đối với cộng đồng, giúp trẻ thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19.
Ban Chỉ đạo tỉnh An Giang đề nghị tăng cường kiểm soát chặt chẽ các cửa ngõ ra vào của tỉnh và tại các nhà trọ, cơ sở lưu trú của địa bàn quản lý. Tăng cường kiểm soát các khu cách ly tập trung, cơ sở điều trị, không để xảy ra tình trạng người trốn khỏi khu cách ly và lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế. Tuyên truyền với mọi hình thức trong tình hình mới để nâng cao ý thức cho người dân về phòng chống dịch bệnh và phát hiện người nước ngoài, người từ vùng dịch về địa phương, đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Huyện Đông Hưng và xã Đông Mỹ (TP. Thái Bình) thông báo khẩn phòng, chống dịch
Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch mới tại khu công nghiệp và cộng đồng, huyện Đông Hưng và xã Đông Mỹ (TP. Thái Bình) đã ra thông báo khẩn ngày 19/11/2021.
Trong Thông báo khẩn số 38/TB-BCĐ, UBND huyện Đông Hưng yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn khẩn trương rà soát, thông báo cho các công dân là những người đã tiếp xúc với nhóm người ở nơi khác đến bán thuốc Nam tại các chợ trên địa bàn huyện từ ngày 4/11 và công nhân làm việc tại Công ty Getway, KCN Gia Lễ.
Công dân thuộc nhóm đối tượng trên tạm thời nghỉ làm việc từ ngày 19/11 để thực hiện khai báo y tế tự cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà, không tiếp xúc với người xung quanh. Đối với những người tiếp xúc với nhóm đối tượng bán thuốc Nam và công nhân tại Công ty Getway yêu cầu test nhanh để sàng lọc.
Lực lượng công an, chính quyền xã, thị trấn và công dân trong huyện kịp thời phát hiện, yêu cầu những người lạ bán thuốc rong đến ngay Trạm Y tế gần nhất để khai báo và xét nghiệm sàng lọc.
Tại xã Đông Mỹ (TP. Thái Bình) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã phát đi Thông báo khẩn số 03 yêu cầu những người tiếp xúc với các trường hợp tại các khu nhà trọ thôn An Lễ, cửa hàng buôn bán hoa quả, đám giỗ, đám ma tại thôn Gia Lễ liên hệ ngay với Trạm y tế xã hoặc qua các số tiếp nhận thông tin phòng, chống dịch của xã để tư vấn, hỗ trợ và cung cấp những số điện thoại đã tiếp xúc gần mình. Trường hợp nghi ngờ phải liên hệ ngay với cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện phòng, chống dịch.
Triển khai xét nghiệm test nhanh sàng lọc đối với toàn bộ người dân thôn An Lễ vào ngày 19/11. Tạm thời phong tỏa thôn An Lễ để truy vết, khoanh vùng, dập dịch.
Huyện Đông Hưng và xã Đông Mỹ đã thực hiện khẩn trương việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch.
Hậu Giang tiêm mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu vào tháng 12/2021
Theo Sở Y tế Hậu Giang thông tin, tính đến 16 giờ ngày 18/11, tổng số vắc-xin đã tiêm là hơn 780.000 liều (cả mũi 1 và mũi 2), đạt tỷ lệ 95,84% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên (606.586 người). Trong đó, tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi được 70.270/70.423 liều, đạt 99,78%.
Tổng số mũi tiêm đã được cập nhật trên hệ thống là 766.090 mũi (mũi 1 là 587.338 liều, mũi 2 là 178.752 liều). Tổng số chênh lệch giữa thực tế tiêm và cập nhật lên hệ thống là 13.919 liều. Trong đó, mũi 1 chênh lệch dư 5.969 liều, trong khi mũi 2 còn thiếu 19.888 liều. Chênh lệch mũi 1 dư là do cập nhật số liệu trùng, cập nhật số mới khi sửa thông tin…
Liên quan đến vấn đề trên, Sở Y tế Hậu Giang đang yêu cầu các đơn vị, địa phương rà soát lại để cập nhật cho chính xác trên phiếu tiêm chủng cá nhân.
Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thông tin thêm: Theo kế hoạch, trễ nhất trong tuần đầu tiên của tháng 12, hoàn thành 100% việc tiêm trả mũi 2 cho người dân đã tiêm mũi 1, bao gồm trẻ em. Tháng 12 tới sẽ tiêm mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu và đến tháng 1-2022 tiêm mũi 3 cho những người tiêm trước đó tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 từ 5-6 tháng trở lên.
Trà Vinh vượt mốc 5.000 ca F0
Sở Y tế tỉnh Trà Vinh thông tin nhanh, đến sáng ngày nay 19/11, tỉnh phát hiện 193 ca dương tính với vi-rút SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh lên 5.071 ca
Trong 193 ca dương tính sáng nay có: 137 ca phát hiện trong cộng đồng, đáng lưu ý trong đó có 47 ca đã tiêm 02 mũi vắc-xin và 31 ca đã tiêm 01 mũi vắc-xin (71%). Gồm: huyện Châu Thành 55 ca, huyện Cầu Ngang 50 ca, huyện Trà Cú 27 ca. Thành phố Trà Vinh 19 ca, huyện Càng Long 11 ca, huyện Duyên Hải 11 ca, huyện Cầu Kè 08 ca, huyện Tiểu Cần 06 ca và Thị xã Duyên Hải 05 ca. Người ngoài tỉnh: 01 ca.
Trong tổng số 5.071 ca nhiễm Covid-19 (có 42 ca nhập cảnh); trong đó 2.501 bệnh nhân được điều trị khỏi, có 36 trường hợp tử vong.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống covid-19 tỉnh Trà Vinh: Hiện nay, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Tỉnh đang đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, nhanh chóng phủ ít nhất 01 mũi cho người dân trên địa bàn tỉnh. Để thích ứng an toàn trong điều kiện mới, mọi người dân hãy chủ động, tích cực, tự giác thực hiện nghiêm túc, đầy đủ khuyến cáo 5K, nhất là việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, quét mã QR khi đến các cơ quan, công sở, bệnh viện, trường học…, không tụ tập đông người khi không thật sự cần thiết. Tỉnh khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện nghiêm 5K, không vì lý do đã tiêm vắc-xin mà lơ là, chủ quan.
Đồng Tháp vượt ngưỡng 15.000 ca mắc F0
Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Đồng Tháp thông tin, hôm qua 18/11 ghi nhận 515 ca mắc mới (tăng 26 ca so với ngày hôm trước).
Trong đó có 198 ca trong cộng đồng tại hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh: Huyện Lấp Vò 73 ca, Lai Vung 29 ca, Tháp Mười 28 ca, Thành phố Cao Lãnh 17 ca, huyện Cao Lãnh 15 ca, Thành phố Sa Đéc 10 ca, Thành phố Hồng Ngự 09 ca, Tam Nông 08 ca, Châu Thành 04 ca, Thanh Bình 03 ca, Hồng Ngự 01 ca và Tân Hồng 01 ca.
Tổng số ca mắc cộng dồn là 15.204 ca. Số bệnh nhân Covid-19 hiện đang điều trị là 4.152 ca, trong đó 3.988 ca không triệu chứng, triệu chứng nhẹ. Số bệnh nhân xuất viện 266 ca trong ngày, cộng dồn 10.807 ca. Không có ca tử vong trong ngày, cộng dồn 237 ca.
Tính đến hết ngày 18/11, tỉnh đã tiêm được 1.823.991 liều (tiêm mũi 1: 1.105.357 liều, đạt 81,41% dân số tỉnh; tiêm mũi 2: 718.634 liều, đạt 52,94% dân số tỉnh).
Tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, Ban chỉ đạo và ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đề nghị các địa phương tăng cường hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”, thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid.
Bỏ quy định cách ly người về từ TP.HCM
UBND TP.Hà Nội ban hành Công điện về việc triển khai việc giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao từ các địa bàn có dịch trở về Hà Nội.
Từ ngày 19/11, Hà Nội dừng thực hiện quy định cách ly 7 ngày người trở về từ TP.HCM. |
Theo đó, UBND TP yêu cầu dừng việc triển khai cách ly người đến từ TP.HCM và một số tỉnh, thành phố có dịch khu vực phía Nam.
Trước đó, trong Công điện số 23, Hà Nội yêu cầu, đối với người đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh, đi về từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (cấp độ 4 và 3, tương ứng với màu đỏ và màu da cam) và các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… phải cách ly tại nhà, hoặc nơi lưu trú (có quyết định cách ly của địa phương) trong vòng 7 ngày, thay cho tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
Đồng thời, triển khai việc giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch theo đúng các nội dung quy định của Bộ Y tế.
Cụ thể, về tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2, các đơn vị chỉ đạo chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh (không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, TP.
Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định. Trong đó, lưu ý căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Sở Y tế chỉ đạo việc quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế hoặc tại nhà theo hướng dẫn tại của Bộ Y tế và thiết lập các trạm y tế lưu động để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng, chống dịch cho người dân.
Về tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe: Những người đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19): Tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K;
Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
Những người tiêm chưa đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): Thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương;
Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.
Những người chưa được tiêm vắc-xin phòng Covid-19: Thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K;
Thực hiện xét nghiệm SARS CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.
Những người đã tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 hoặc khỏi bệnh Covid-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch của TP; phân công các lực lượng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường kiểm soát việc chấp hành của người dân, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
TP.HCM: Cho F0 đi lại không phải là chủ trương của ngành Y tế
Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, việc cho F0 đi lại không phải là chủ trương của ngành Y tế. Đồng thời khẳng định F0 và những người F1 sống cùng nhà sẽ phải cách ly đủ 14 ngày.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cho biết, việc F0 đi lại xảy ra cách đây 1 tuần. Nguyên nhân là do một số địa phương thiếu nhân sự nên có quy định thời gian, địa điểm để F0 tự đến lấy thuốc.
Theo ông Tâm, hiện thành phố đang sống chung nhưng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả chứ không phải sống chung là F0 và người bình thường lẫn vào nhau. Tạm thời F0 và tất cả những F1 sống cùng nhà sẽ thực hiện cách ly theo đúng quy định, không được di chuyển nhiều nơi.
Đồng thời, ông Tâm khẳng định, việc F0 đi ra ngoài không phải là chủ trương của ngành Y tế, F0 và những người F1 sống cùng nhà sẽ phải cách ly đủ 14 ngày.
Mở rộng đối tượng được nhập cảnh Việt Nam có mang hộ chiếu vắc-xin
Chính phủ đồng ý về nguyên tắc mở rộng đối tượng được nhập cảnh Việt Nam có mang hộ chiếu vắc-xin, trong đó có người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân về nước để thăm thân, tham quan, du lịch.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, triển khai Nghị quyết số 128 của Chính phủ ngày 11/10/2021 về việc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống, sinh hoạt của nhân dân trở lại trạng thái bình thường mới.
Trên tinh thần đó, ngày 8/11 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch nối lại các chuyến bay thường lệ quốc tế với các nước theo lộ trình từ nay đến Quý III/2022 nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, du lịch cho các địa phương và toàn quốc nói chung, tạo điều kiện thuận lợi và từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cho người dân, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập quốc tế trong trạng thái bình thường mới.
Chính phủ cũng đã đồng ý các kiến nghị của Bộ Ngoại giao về việc áp dụng "Hộ chiếu vắc-xin", đồng ý về nguyên tắc mở rộng đối tượng được nhập cảnh Việt Nam có mang hộ chiếu vắc-xin, trong đó có người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân về nước để thăm thân, tham quan, du lịch như được quy định tại Nghị định 82 năm 2015 của Chính phủ.
Hiện nay, Bộ Ngoại giao cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn tất Hướng dẫn cụ thể để áp dụng vào thời điểm phù hợp.
-
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu