-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg)
Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg), Số GĐKLH: VN-21822-19, Số lô: WLD21003E, NSX: 04/02/2021, HD: 03/02/2024 do Công ty M/s Windlas Biotech Limited (India) sản xuất, Công ty TNHH Dược phẩm Á Mỹ (373/1/4A Đường Lý Thường Kiệt, Phường 9, Quận Tân Bình, TP.HCM) nhập khẩu.
Lý do thu hồi do lô thuốc Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg) nêu trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu đồng đều khối lượng, được xác định là vi phạm mức độ 3.
Công ty TNHH Dược phẩm Á Mỹ phải phối hợp với nhà cung cấp và phân phối thuốc, trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ký Công văn, gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg), Số GĐKLH: VN-21822-19, Số lô: WLD21003E, NSX: 04/02/2021, HD: 03/02/2024 do Công ty M/s Windlas Biotech Limited (India) sản xuất, Công ty TNHH Dược phẩm Á Mỹ nhập khẩu và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nêu trên.
Ảnh minh hoạ |
Gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trong vòng 33 ngày kể từ ngày ký Công văn này, hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng nhập khẩu, ngày nhập khẩu, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/05/2018 của Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chấtlượng nêu trên, công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên Trang thông tin điện tử của Sở, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.
Sở Y tế TP. Hà Nội, Sở Y tế TP. HCM kiểm tra tra và giám sát Công ty TNHH Dược phẩm Á Mỹ (373/1/4A Đường Lý Thường Kiệt, Phường 9, Quận Tân Bình, TP.HCM) thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.
Lần đầu tiên tổ chức Hội nghị tiêu điểm của Hội Huyết học Mỹ
Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam vừa phối hợp với Hội Huyết học Mỹ (American Society of Hematology – ASH) tổ chức Hội nghị tiêu điểm của Hội Huyết học Mỹ năm 2023 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó, từ năm 2015, Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng cai Hội nghị tiêu điểm này và được Hội Huyết học Mỹ lựa chọn đăng cai Hội nghị năm 2020. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020 và lây lan ở nhiều nước, nên Ban tổ chức đã quyết định phải hoãn đến tận năm 2023.
Hội Huyết học Mỹ là hội chuyên khoa lớn nhất trên thế giới với hơn 18.000 thành viên đến từ gần 100 quốc gia bao gồm các bác sĩ lâm sàng, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực điều trị bệnh máu.
Nhiệm vụ của hội là tăng cường hiểu biết, chẩn đoán, điều trị và phòng, chống các rối loạn ảnh hưởng tới hệ máu, tủy xương, miễn dịch, đông cầm máu thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, điều trị, giáo dục, đào tạo và hỗ trợ cho chuyên ngành huyết học.
Việc tổ chức các hội nghị tiêu điểm vào đầu năm để giới thiệu những kết quả nổi bật từ hội nghị khoa học thường niên diễn ra tháng 12 trước đó nhằm tạo điều kiện cho nhiều cán bộ trên toàn thế giới được cập nhật những kết quả nghiên cứu, tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh máu.
Các báo cáo được trình bày tại Hội nghị tiêu điểm năm 2023 này là các nghiên cứu đã được báo cáo tại Hội nghị thường niên lần thứ 64 của Hội Huyết học Mỹ (tháng 12/2022). Đây là cơ hội để cán bộ y tế Việt Nam và các nước trao đổi kinh nghiệm và thảo luận với các chuyên gia Huyết học để cải thiện các phương pháp điều trị, cập nhật và ứng dụng các tiến bộ lâm sàng mới trong điều trị bệnh lý Huyết học, như: hội chứng tăng sinh tủy, bệnh suy tủy xương, bệnh hồng cầu hình liềm và các bệnh lý huyết sắc tố khác, ghép tế bào gốc tạo máu…
Cùng với hội nghị tiêu điểm đang diễn ra tại Hà Nội, 5 hội nghị tiêu điểm khác cũng đã và sẽ lần lượt diễn ra trong tháng 1-4/2023 tại khu vực Bắc Mỹ (ở Washinton, New York và San Francisco), khu vực Địa Trung Hải (ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) và khu vực Mỹ La tinh (ở Sao Paulo, Brazil).
Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với cô đỡ thôn bản
Bộ Y tế vừa phối hợp Ủy ban Dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức xây dựng và thực thi chính sách đãi ngộ với cô đỡ thôn bản, nâng cao chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Việc xây dựng mạng lưới cô đỡ thôn bản tại các vùng khó khăn là một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả nhằm giúp gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và kinh tế khiến cho phụ nữ người dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được tới các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh.
Để trở thành cô đỡ thôn bản, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất là 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời.
Theo báo cáo của các địa phương, cả nước hiện có 5.111 thôn bản có khó khăn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, cần bố trí 1 cô đỡ thôn bản. Kết quả khảo sát năm 2021 cũng cho thấy tại 18 tỉnh miền núi khó khăn cũng có tới 4.346 thôn bản cần có cô đỡ thôn bản.
Trong khi đó, hiện cả nước chỉ còn 1.549 cô đỡ thôn bản đang hoạt động, đạt tỷ lệ bao phủ 30,31%, đặc biệt tại các tỉnh miền núi khó khăn như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Kon Tum, Gia Lai vẫn còn nhiều thôn bản có tỷ lệ đẻ tại nhà rất cao (trên 60%) nhưng chưa có sự phục vụ của cô đỡ thôn bản.
Dù đã có nhiều quyết sách để phát triển đội ngũ này, song việc thực hiện giữa các địa phương có sự khác nhau, một địa phương còn không bố trí kinh phí hỗ trợ. Điều này dẫn đến việc duy trì hoạt động mạng lưới cô đỡ thôn, bản gặp không ít vướng mắc.
Hiện tại, số cô đỡ thôn, bản được hưởng phụ cấp đã giảm xuống còn 911 người, trong đó có 732 kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản. Một số địa phương đã cho dừng hoạt động đội ngũ cô đỡ thôn, bản vì thiếu kinh phí.
Uỷ ban Dân tộc đề nghị Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành trung ương kiểm tra, rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với đội ngũ cô đỡ thôn bản.
Đồng thời, Uỷ ban Dân tộc đề nghị cấp uỷ, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở các cấp vùng dân tộc thiểu số và miền núi xác định rõ vai trò, vị trí của cô đỡ thôn bản; quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn bản.
-
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up