-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Đầu tư cho dược liệu
Từ ngày 14/8 - 16/8, tại TP. Kon Tum - tỉnh Kon Tum, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị "Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu trong triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025".
Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai thực hiện Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Ảnh minh hoạ. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, Bộ đang tích cực triển khai dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1486/QĐ-BYT ngày 21/3/2023 về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021-2025 để hướng dẫn cụ thể hơn.
Theo ông Trần Minh Ngọc, để triển khai hiệu quả Quyết định số 1719/QĐ-TTg tạo sự phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững về phát triển dược liệu quý ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp cùng nhau;
Đồng thời quyết tâm hoàn thành tất cả công tác chuẩn bị để kịp thời triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Sang, đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban Dân tộc đã thông tin về Hệ thống hóa các cơ chế chính sách về phát triển dược liệu trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025;
Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Thiện, đại diện Ngân Hàng Chính sách xã hội hướng dẫn các đơn vị, địa phương về hồ sơ, quy trình cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn triển khai.
Theo đó, đối tượng vay vốn cụ thể sẽ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình, các tổ chức hoạt động kinh doanh hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý.
Theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, mục tiêu đặt ra là nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước;
Giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số;
Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;
Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; đồng thời củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
Phân bổ hơn 185.000 liều vắc-xin cho trẻ em
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có quyết định phân bổ 185.000 liều vắc-xin DPT-VGB-Hib (vắc-xin 5 trong 1) cho 49 tỉnh/thành phố và sẽ vận chuyển tới các địa phương ngay trong tháng 8.
Số lượng vắc-xin này do Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc viện trợ Việt Nam để phục vụ công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ em.
Ngay khi về đến Việt Nam, lô vắc-xin này đã được làm các thủ tục để tiến hành kiểm định. Ngày 14/8 Viện Kiểm định Quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế đã có kết quả kiểm định 2 lô vắc-xin này.
Được biết sau khi tiếp nhận Viện đã có quyết định phân bổ 185.000 liều vắc-xin 5 trong1 cho 49 tỉnh/thành phố và sẽ vận chuyển tới các địa phương ngay trong tháng 8.
Trước đó, 72.300 liều vắc-xin 5 trong 1 cũng đã được cung ứng cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc từ nguồn tài trợ trong nước để triển khai tiêm chủng trong tháng 8.
Như vậy 63/63 tỉnh/thành phố sẽ được cấp vắc-xin 5 trong 1 trong tháng 8 và các địa phương sẽ triển khai tiêm chủng vắc-xin DPT-VGB-Hib trong tiêm chủng thường xuyên tháng 8 và tháng 9 năm 2023.
Vắc-xin 5 trong 1 sử dụng tiêm chủng cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 18 tháng tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin có thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib.
Việc phân bổ để tiêm chủng cho trẻ chưa được tiêm mũi 1, trong đó ưu tiên tiêm cho trẻ có tháng tuổi nhỏ nhất trước sau đó sẽ tới tuổi lớn hơn chưa được tiêm mũi 1.
Vắc-xin 5 trong 1 giúp bảo vệ trẻ em phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus Influenzae loại B (Hib).
Loại vắc-xin DTP-VGB-Hib giúp bảo vệ cùng lúc 5 loại bệnh trong một mũi tiêm thuận lợi và an toàn này phải được mua ở nước ngoài từ các nhà cung ứng được phê chuẩn
Gia tăng trẻ nhập viện vì cột sống hình chữ S
Thời điểm nghỉ hè, trẻ đến khám và điều trị cong vẹo cột sống tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình có xu hướng gia tăng.
Vẹo cột sống ở trẻ là tình trạng phổ biến, có thể biểu hiện ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Bệnh lý này thường không gây đau đớn nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị phụ thuộc vào mức độ cong vẹo cột sống của trẻ. Nếu mức độ vẹo nhẹ dưới 20 độ, tiến triển ít, có thể theo dõi, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Với góc vẹo từ 20 đến 40 độ, bệnh nhân sẽ dùng áo nẹp chỉnh hình cột sống. Khi độ cong từ 40 đến 50 độ trở lên thì phải tiến hành phẫu thuật.
Các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đưa ra cảnh báo, nếu phát hiện muộn, điều trị không đúng sẽ khiến tình trạng cong vẹo tiến triển. Khi cong vẹo từ 50 độ trở lên, khả năng điều trị không hiệu quả, bắt buộc phải phẫu thuật.
Chi phí phẫu thuật hiện nay cũng cao, trên 100 triệu đồng tùy độ cong vẹo. Đặc biệt, vẹo cột sống nặng trên 100 độ sẽ ảnh hưởng tới tim, phổi, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.
Do đó, các gia đình có con trong tuổi dậy thì cần tăng cường quan sát trẻ. Nếu thấy bất cứ biểu hiện gì bất thường, cơ thể không cân xứng… nên nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để kiểm tra.
Để nhận biết trẻ bị cong vẹo cột sống, phụ huynh để ý những dấu hiệu điển hình như: Vai nghiêng, không đều, một bên nhô cao hơn bên còn lại, hông bị lệch, vòng eo không đều.
Tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng trong giai đoạn trưởng thành như: Lệch hông, giảm chiều cao, đau lưng, yếu cơ, mất khả năng vận động, đau chân. Thậm chí, khi bị vẹo nặng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tim, phổi.
Chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp hữu ích giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng trẻ bị vẹo cột sống, đó là tập thể dục đều đặn để tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, cơ bụng, từ đó ngăn ngừa sự hình thành và tiến triển của chứng vẹo cột sống.
Đồng thời, nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để tăng mật độ xương; duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực cho cột sống; thực hành tư thế đúng khi ngồi, đi, đứng, nằm…
Khi bị cong vẹo cột sống, trẻ có thể tham gia hoạt động thể chất bình thường. Trên thực tế, hoạt động thể chất còn giúp thúc đẩy tính linh hoạt và sức mạnh cơ, xương, từ đó giúp cải thiện cơn đau lưng đáng kể. Một số bộ môn trẻ có thể tập luyện là bơi lội, thể dục dụng cụ.
Tuy nhiên, nếu trẻ vừa trải qua phẫu thuật lưng, khi tham gia hoạt động thể thao cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bảo đảm hồi phục hiệu quả, tránh rủi ro không mong muốn.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả