-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm đối với bếp ăn trường học
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết cơ quan này đã có văn bản đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, trong đó có bếp ăn các trường học.
Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành các nghỉ định, hướng dẫn thi hành Luật, như Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó đã quy định trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm là người đứng đầu đơn vị, cụ thể là Hiệu trưởng nhà trường.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, trong đó có nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tại các cơ sở tổ chức bếp ăn tập thể.
Giờ ăn trưa bán trú của Trường tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh minh hoạ). |
Hàng năm, Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cũng tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về phòng, chống ngộ độc đối với bếp ăn nhà trường với sự tham gia của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm địa phương, đại diện ngành giáo dục và đại diện các trường học có bếp ăn tập thể.
Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học trong thời gian tới cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo ngành giáo dục, các đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường vai trò, trách nhiệm trong việc chấp hành Luật, Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm với ngành giáo dục và hội cha mẹ học sinh trong việc giám sát việc thực hiện các quy định, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn trường học, giám sát ngay từ nguồn cung cấp nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm an toàn cho các trường học cũng như giám sát quá trình chế biến tại các bếp ăn trường học; kiên quyết không sử dụng nguyên liệu, sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ không bảo đảm an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị ung thư
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM phối hợp Hội Ung thư Việt Nam tổ chức "Hội thảo hằng năm phòng, chống ung thư TP. Hồ Chí Minh lần thứ 25”.
Hội thảo thu hút hơn 1.800 đại biểu đến từ các tỉnh, thành phố lớn của cả nước và có sự tham gia báo cáo trực tuyến trong các chuyên đề của các chuyên gia nước ngoài.
Sẽ có khoảng 20 phiên hội thảo chuyên đề về huyết học, tổng quát, đầu cổ-tuyến giáp, tiêu hóa, phổi-lồng ngực, vú, phụ khoa, điều dưỡng- chăm sóc giảm nhẹ, xạ trị-kỹ thuật phóng xạ, giải phẫu-sinh học phân tử và 5 phiên hội thảo vệ tinh được tổ chức.
Bên cạnh những chuyên đề chuyên sâu về ung bướu, Ban tổ chức Hội thảo còn tổ chức chương trình Tập huấn quốc tế về “Vai trò các dấu ấn sinh học phân tử mới trong kỷ nguyên y học chính xác”, với sự tham gia của chuyên gia đến từ Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (Globocan), năm 2020, ước tính trên thế giới có khoảng 19,3 triệu ca mới, 2,9 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, có khoảng 182.563 ca mắc mới, 122.690 ca tử vong do ung thư. Việt Nam xếp thứ 91/185 quốc gia có tỷ suất mắc mới và xếp 50/185 về tỷ suất tử vong do ung thư. Điều này chứng tỏ sự tăng nhanh trong tỷ suất mắc mới và tử vong do ung thư tại nước ta.
Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, số lượng bệnh nhân ung thư tới điều trị hằng năm khoảng 23.000 ca mới.
Các bệnh ung thư phổ biến ở nam giới gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến (chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư).
Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư). Chung cho cả 2 giới các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.
Trong những năm gần đây, các cơ sở y tế của Việt Nam đã ứng dụng nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại. Các phương pháp phẫu thuật và xạ trị không chỉ hướng đến việc điều trị khỏi bệnh mà còn hướng đến chất lượng sống và yếu tố thẩm mỹ của người bệnh.
Bệnh nhân ung thư đã có thể tiếp cận các thuốc hóa trị và thuốc nhắm trúng đích mới và gần đây là các thuốc miễn dịch, điều trị gene ngay tại Việt Nam.
Tạm ngừng tiếp nhận máu nhóm A và B từ ngày 2/12
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thông báo sẽ tạm ngừng tiếp nhận máu nhóm A và nhóm B ở người hiến máu nhắc lại kể từ ngày 2/12/2022.
Thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học đã tích cực đồng hành, tổ chức các ngày hiến máu đạt kết quả cao. Ý thức và tinh thần hiến máu của người dân đã tốt hơn rất nhiều, thể hiện ở số người hiến máu, hiến tiểu cầu đều đặn đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và các điểm hiến máu cố định ngày càng tăng.
Chính nhờ sự hưởng ứng đó mà lượng máu tiếp nhận các tháng gần đây đều đạt trung bình 34.000 đơn vị máu mỗi tháng, tháng 11 này đạt xấp xỉ 39.000 đơn vị máu. Chính vì vậy, từ đầu tháng 11/2022 đến nay, lượng máu dự trữ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng luôn duy trì ở mức cao, khoảng 17.000 – 18.000 đơn vị máu.
Tuy nhiên, tỷ lệ các nhóm máu trong tổng số máu dự trữ lại có phần mất cân đối. Lượng máu dự trữ nhóm O chỉ luôn duy trì ở mức 38-40%, trong khi tỷ lệ an toàn cần đạt để đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị là trên 45%. Đối với nhóm A, tỷ lệ trong kho dự trữ đạt khoảng 25-26%, thực tế chỉ cần khoảng 20%.
Do đó, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mong nhận được sự thông cảm, đồng hành của các cơ quan, đơn vị và người hiến máu. Viện mong người có nhóm O tích cực hiến máu và xin phép tạm ngừng tiếp nhận máu nhóm A và B kể từ ngày 02/12/2022 cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Trong thời gian tạm ngừng tiếp nhận máu toàn phần, người hiến máu vẫn có thể đăng ký hiến tiểu cầu tại địa chỉ: tieucau.hienmau.vn. Việc đăng ký trước là rất cần thiết với hiến tiểu cầu để người hiến có thể nắm bắt được nhu cầu tiếp nhận và lựa chọn khung giờ hợp lý cho bản thân mình.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam